Thủ tục trình báo người mất tích như thế nào?

bởi Anh
Thủ tục trình báo người mất tích như thế nào

Xin chào Luật sư, tôi là Hoàng ở Lai Châu. Gia đình tôi ở khu vực hẻo lánh và khá ít người sinh sống. Tôi có một con gái lớn hiện đang học lớp 12. Gia đình muốn cho cháu ăn học để có một công việc tốt sau này. Nhưng gần đây vợ tôi phát hiện cháu đang có mối quan hệ yêu đương với một bạn trong lớp nên đã cấm cản. Do tức giận mà hiện cháu đã bỏ đi. Gần tuần trôi qua vợ chồng tôi vẫn chưa có tin tức của con. Tôi muốn hỏi Luật sư trình tự thủ tục của việc thông báo người mất tích tới cơ quan chức năng hiện nay được thực hiện như thế nào để gia đình tôi có thể tìm lại cháu. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn sẽ được LSX giải đáp qua bài viết “Thủ tục trình báo người mất tích như thế nào?” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Thủ tục trình báo người mất tích như thế nào?

Trường hợp mà bạn chia sẻ có thể thấy con gái bạn đã bỏ nhà đi và chưa thể tìm được. Trong trường hợp này bạn có thể nhờ công an địa phương tìm kiếm con của mình bằng cách thông báo trực tiếp tới cơ quan công an tại địa phương về việc mất tích này. Ngoài ra các kênh phương tiện thông tin như mạng xã hội cũng khá hữu dụng nếu bạn muốn đẩy mạnh thông báo tìm kiếm của mình đi xa.

Căn cứ quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cá nhân, tổ chức khi phát hiện có thể tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền hoặc nếu có thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì có thể thông báo với cơ quan có thẩm quyền.

Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, mọi tố giác, tin báo về tội phạm đều phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền cũng không được từ chối. 

Trong đó, ngay khi nhận được tin báo tội phạm thì:

– Công an xã, phường, thị trấn, đồn công an: Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền (Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự).

 Công an xã: Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền (khoản 3 Điều 146 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).

Như vậy, hiện nay không có quy định về thời gian một người mất tin tức, mất liên lạc bao lâu thì mới được báo công an. Khi nhận thấy việc mất tích của người thân có dấu hiệu tội phạm, bất thường thì có thể báo công an càng sớm càng tốt để cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng thực hiện điều tra, tìm kiếm.

Lưu ý: Việc trình báo công an không thực hiện tùy ý. Theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự có nêu rõ:

Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Do đó, trong trường hợp người nào khi trình báo công an không có căn cứ, sai sự thật có thể chịu các hình thức xử phạt khác nhau. Tùy theo mức độ mà hình thức phạt có thể là xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế

Thủ tục trình báo người mất tích như thế nào
Thủ tục trình báo người mất tích như thế nào

Điều kiện để tuyên bố một người mất tích

Việc tuyên bố một người mất tích còn là thuật ngữ khá xa lạ đối với nhiều người. Chúng ta có thể hiểu việc tuyên bố một người mất tích hiện nay là việc một người được toà án tuyên bố là mất tích. Điều này có thể xác định khoảng thời gian người này tuyên bố mất tích nhưng không xác định được người này là còn sống hay đã chết.

Theo khoản 1 Điều 68 Bộ Luật dân sự 2015, điều kiện để Tòa án tuyên bố một người mất tích là:

  • Người đó phải biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết;
  • Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng của người đó;

+ Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng;

+ Nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Khi đó, người có quyền và lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó mất tích.

Thủ tục trình báo người mất tích như thế nào
Thủ tục trình báo người mất tích như thế nào

Khi nào thì một người bị tuyên bố là mất tích?

Vậy khi nào thì một người sẽ bị tuyên bố là mất tích. Để một người có thể bị tuyên bố là mất tích thì cần đạt điều kiện về mặt thời gian. Tức là người này đã có khoảng thời gian mất tích là từ hai năm trở lên, không ai biết tung tích của người này ở đâu và cũng không người quen nào có thể liên lạc được.

Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015, một người bị Tòa án tuyên bố mất tích khi có các điều kiện sau:

– Biệt tích 02 năm liền trở lên;

– Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết;

– Khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.

(Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.)

Đồng thời, yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích cũng thuộc nhóm các yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 27 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Qua đó, trong trường hợp một người không có dấu hiệu phạm tội, không thông qua việc trình báo công an thì người có quyền, lợi ích liên quan có thể nhờ Tòa án tuyên bố người đó mất tích sau 02 năm liền và không thể liên lạc bằng tất cả biện pháp. 

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Thủ tục trình báo người mất tích như thế nào?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Người có quyền và lợi ích liên quan nộp đơn yêu cầu cho Tòa án nhân dân tuyên tố một người là mất tích như thế nào?

Theo quy định tại Điều 387 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích.
Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết
Chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm. Trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.

Thông báo tìm kiếm người mất tích như thế nào?

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.
Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo tìm kiếm lần đầu tiên.
Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn 4 tháng thông báo thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm