Hiện nay, số lượng người sử dụng thuốc lá ngày càng gia tăng đáng kể dù cho đã có rất nhiều cảnh báo tác hại của thuốc lá liên quan sức khỏe con người. Theo đó, nhu cầu kinh doanh bán lẻ thuốc lá cũng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, vì thuốc lá là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nên cá nhân, tổ chức nào muốn kinh doanh mặt hàng này phải đáp ứng các điều kiện luật định. Vậy theo quy định hiện hành, Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá là gì? Thủ tục xin giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá như thế nào? Cần lưu ý những gì khi kinh doanh bán lẻ thuốc lá? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Kinh doanh bán lẻ thuốc lá có cần phải xin giấy phép không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 67/2013/NĐ-CP khoản này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 106/2017/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc quản lý kinh doanh thuốc lá như sau:
1. Nhà nước thống nhất quản lý đối với các hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc lá và các hoạt động khác liên quan đến kinh doanh thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá.
2. Kinh doanh thuốc lá là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán sản phẩm thuốc lá; chế biến nguyên liệu thuốc lá, mua bán nguyên liệu thuốc lá và đầu tư trồng cây thuốc lá phải có giấy phép theo quy định.
3. Nhà nước thực hiện kiểm soát về mức cung cấp thuốc lá ra thị trường (bao gồm sản lượng sản xuất và nhập khẩu thuốc lá); thực hiện thương mại nhà nước đối với nhập khẩu; kiểm soát việc tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên thị trường để giảm tác hại của thuốc lá.
4. Nhà nước tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá theo hướng sắp xếp các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả thành các doanh nghiệp đủ mạnh, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.
6. Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu, giấy cuốn điếu, thuốc lá là hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương.
7. Trong quá trình mua bán, chế biến nguyên liệu thuốc lá, kinh doanh sản phẩm thuốc lá, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy.
8. Trong quá trình đầu tư trồng cây thuốc lá, tổ chức tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Như vậy, thuốc lá thuộc nhóm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Do đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh bán lẻ thuốc lá cần phải xin giấy phép kinh doanh theo quy định.
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá là gì?
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá được quy định như sau:
(1) Thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
(2) Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012:
(3) Có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh;
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá như thế nào?
Thành phần hồ sơ
Khoản 3 Điều 27 Nghị định 67/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 106/2017/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định 08/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;
- Bản sao các văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh;
Nơi nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá
Nơi nộp hồ sơ: Phòng Công thương thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Điểm c Khoản 1 Điều 28 Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế (cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh – sau đây gọi chung là Phòng Công Thương) cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá. Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá có thời hạn 05 năm.
Lưu ý: Người chịu trách nhiệm tại điểm bán của đại lý bán lẻ thuốc lá phải treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; Đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá không được trưng bày quá 01 bao, 01 tút hoặc 01 hộp của 1 nhãn hiệu thuốc lá.
Thời hạn giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, thẩm định và cấp Giấy phép phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, cơ quan cấp phép có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung hồ sơ.
Một số lưu ý khi kinh doanh bán lẻ thuốc lá
Không sử dụng người chưa đủ 18 tuổi bán thuốc lá
Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định 9 hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 9, trong đó, đại lý bán lẻ thuốc lá cần chú ý: Không bán thuốc lá giả, thuốc lá nhập lậu; Không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; Không sử dụng người chưa đủ 18 tuổi bán thuốc lá; Không bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động.
Không bán thuốc lá trong phạm vi 100m quanh trường học
Cũng tại Khoản 2 Điều 25 Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân không được bán thuốc lá trong phạm vi 100m tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất tại:
- Các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:
- Cơ sở y tế: Viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường, thị trấn;
- Cơ sở giáo dục: Phía ngoài cổng nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học;
- Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
- Các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm: Nơi làm việc; Trường cao đẳng, đại học, học viện; Địa điểm công cộng.
- Các phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.
- Các địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm: Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.
Kinh doanh bán lẻ thuốc lá tại địa điểm cấm bị phạt bao nhiêu tiền?
Khoản 5 Điều 1 Nghị định 106/2017/NĐ-CP quy định kinh doanh thuốc lá là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Những hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh thuốc lá và mức xử phạt được quy định tại Mục 4 Nghị định 185/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2015/NĐ-CP. Cụ thể, Điều 32 quy định các hành vi vi phạm về bán sản phẩm thuốc lá như sau:
- Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi bán thuốc lá…
- Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động hoặc bán thuốc lá tại các địa điểm có quy định cấm; Bán thuốc lá phía ngoài cổng các trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường… trong phạm vi 100m tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.
Bên cạnh việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá từ 01 – 03 tháng.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục xin giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Thủ tục công bố di chúc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 67/2013/NĐ-CP khoản này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 106/2017/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc quản lý kinh doanh thuốc lá: Kinh doanh thuốc lá là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán sản phẩm thuốc lá; chế biến nguyên liệu thuốc lá, mua bán nguyên liệu thuốc lá và đầu tư trồng cây thuốc lá phải có giấy phép theo quy định.
Như vậy, thuốc lá thuộc nhóm hàng hóa nhà nước hạn chế kinh doanh nên trồng cây thuốc lá phải có giấy phép.
Căn cứ Điều 17 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 có quy định về cai nghiện thuốc lá như sau: Việc cai nghiện thuốc lá được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tổ chức các hoạt động hoặc thành lập các loại hình cơ sở để tư vấn, cai nghiện thuốc lá. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc cai nghiện thuốc lá và cơ sở tư vấn, cai nghiện thuốc lá được hưởng mức thuế ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế.
Như vậy, theo quy định như trên, việc cai nghiện thuốc lá không phải là bắt buộc mà được thực hiện trên tinh thần tự nguyện.
Tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá như sau:
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Theo đó, căn cứ theo quy định hiện hành, khi hút thuốc lá tại địa điểm cấm sẽ bị phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.