Vận tải là một ngành kinh doanh cần phải có giấy phép trước khi có thể hoạt động. Việc xin giấy phép kinh doanh vận tải không hề đơn giản, thậm chí nếu chưa có kinh nghiệm bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn. Để tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng và đảm bảo rằng họ có được giấy phép mà họ cần, chúng tôi cung cấp dịch vụ xin giấy phép vận tải cho từng khách hàng. Nếu quý khách hàng cần sử dụng dịch vụ Xin giấy phép kinh doanh vận tải.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 10/2020/NĐ-CP
Kinh doanh vận tải hàng hóa có cần giấy phép hay không?
“Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.”
Căn cứ Điều 46 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT quy định về xe ô tô kinh doanh vận tải, cụ thể như sau:
“Điều 46. Quy định về xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá phải đáp ứng các quy định tại khoản 6 Điều 9 và Điều 14 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
2. Phải được niêm yết các thông tin theo quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Vị trí niêm yết thông tin
a) Đối với xe ô tô tải, xe đầu kéo: niêm yết ở mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái;
b) Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc có thùng chở hàng: niêm yết ở mặt ngoài hai bên thùng xe;
c) Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc không có thùng chở hàng: niêm yết thông tin trên bảng bằng kim loại được gắn với khung xe tại vị trí dễ quan sát bên cạnh hoặc phía sau.
4. Xe ô tô vận tải hàng hóa phải có kích thước thùng xe đúng theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
5. Trên xe có trang bị bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn sử dụng theo quy định, dụng cụ thoát hiểm.
6. Phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ” gắn trên xe công-ten-nơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này; Phù hiệu “XE TẢI” gắn trên xe tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này; phù hiệu “XE ĐẦU KÉO” gắn trên xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc theo mẫu quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe”.
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải
Theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP về việc kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô thì doanh nghiệp phải đảm bảo những điều kiện sau:
- Đăng ký kinh doanh vận tải bằng các loại xe ô tô theo quy định của pháp luật.
- Phương tiện phải đảm bảo về số lượng và chất lượng sao cho phù hợp nhất với hình thức kinh doanh.
- Lái xe và lơ xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh. Đặc biệt là họ không đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật.
- Người lái xe phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Hoặc đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác phải có trình độ cao đẳng trở lên. Hơn nữa thời gian công tác của người đó tại đơn vị vận tải là ít nhất 3 năm trở lên.
- Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông về vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
- Đơn vị kinh doanh bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe để theo dõi, tiếp nhận thông tin từ xa.
- Doanh nghiệp vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có bộ phận quản lý để theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông. Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.
Tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải như thế nào?
Tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải ở đâu?
Người đại diện của từng công ty, tập đoàn, văn phòng có thể xem giấy phép kinh doanh vận tải của một công ty, tập đoàn, văn phòng cụ thể bằng cách truy cập trực tiếp vào trang cổng thông tin doanh nghiệp vận tải. Đăng ký doanh nghiệp nhà nước qua đường dẫn sau: https://dangkytinhdoanh.gov.vn/
Thông tin doanh nghiệp sẽ được công bố dưới dạng dữ liệu điện tử, một nền tảng trực tuyến trên Trang web, vì vậy phải chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị và công cụ kết nối Internet để truy cập và lấy thông tin. Thông tin về giấy phép kinh doanh trở nên đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng.
Hướng dẫn tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải
Để tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải, các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh phải thực hiện đầy đủ các bước như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh truy cập trực tiếp vào đường link https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ tại website của Cổng thông tin điện tử quốc gia
Bước 2: Tại ô tìm kiếm góc bên trái của trang chủ,người thực hiện của các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh sẽ nhập mã số thuế hoặc mã số doanh nghiệp của mình vào thì sẽ nhận được kết quả tìm kiếm, bao gồm:
- Tên doanh nghiệp: tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt, tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài, tên doanh nghiệp viết tắt;
- Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh vận tải;
- Mã số doanh nghiệp vận tải;
- Loại hình pháp lý của của doanh nghiệp kinh doanh vận tải;
- Ngày bắt đầu thành lập cơ sở kinh doanh vận tải;
- Tên người đại diện theo pháp luật trên giấy đăng ký kinh doanh vận tải;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp kinh doanh vận tải;
- Ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;
Trong trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh tìm kiếm bằng tên doanh nghiệp, tên cơ sở có thể xảy ra tình trạng nhiều kết quả tìm kiếm bị trùng, vì thế cần phải tìm đúng cơ sở kinh doanh của mình bằng cách ấn vào tên doanh nghiệp, lúc này sẽ hiển thị chi tiết để xem thông tin.
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải
Bước 1: Đơn vị kinh doanh nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy đến cơ quan có thẩm quyền theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan. Trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung thì cơ quan sẽ thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung đó đến đơn vị kinh doanh trong thời gian 3 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.
Bước 2: Trong 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo đúng quy định thì cơ qua cấp giấy phép kinh doanh sẽ thẩm định hồ sơ. Nếu như đầy đủ, chính xác sẽ thì sẽ cấp giấy, đồng thời phê duyệt các phương án kèm theo. Trong trường hợp cơ quan không cấp giấy thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho doanh nghiệp sẽ được thực hiện trực tiếp tại trụ sở cơ quan hoặc thông qua đường bưu điện.
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải
Hồ sơ để doanh nghiệp, cá nhân cấp giấy phép kinh doanh vận tải bao gồm:
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã
- Đơn đề nghị lại giấy phép kinh doanh vận tải do Bộ GTVT quy định.
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản sao công chứng các văn bằng, chứng chủ của người trực tiếp điều hành.
- Phương án kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định của Bộ GTVT.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe.
- Danh sách các xe kèm theo bản photo công chứng giấy đăng ký xe, chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh loại hình vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có thêm những giấy tờ sau: Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận theo dõi an toàn giao thông; Hồ sơ đăng ký chất lượng dịch vụ; Hợp đồng và bản nghiệm thu việc gắn các thiết bị giám sát hành trình trên toàn bộ xe vận tải.
- Doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải bằng xe taxi thì phải có thêm hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc giữa các xe đã đăng ký với trung trung tâm điều hành.
- DN, HTX kinh doanh vận tải bằng xe container phải có thêm căn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông. Đồng thời DN, HTX phải xuất trình được hợp đồng, bản nghiệm thu lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình.
Đối với hộ kinh doanh
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ GTVT ban hành.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận ĐKKD.
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay hợp đồng thuê đất để đỗ xe.
- Danh sách xe cùng các bản photo công chứng Giấy đăng ký.
- Bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.
Mẫu giấy đề nghị cấp phép kinh doanh vận tải năm 2022
Xử phạt không có giấy phép kinh doanh vận tải
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 28 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:
“5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;
b) Thực hiện không đúng hình thức kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải;
c) Thành lập điểm giao dịch đón, trả khách trái phép (bến dù, bến cóc);
d) Bến xe không thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông cho xe ra, vào bến hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông cho xe ra, vào bến.”
Căn cứ theo Điểm a Khoản 5 Điều 28 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có giấy phép kinh doanh vận tải là từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.
Để tránh mức phạt nặng như trên, tổ chức/cá nhân cần tiến hành đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép kinh doanh vận tải.
Dịch vụ xin Giấy phép vận tải của Luật sư X
Tư vấn các vấn đề pháp lý trước khi tiến hành thực hiện Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải
Kiểm tra, đánh giá hồ sơ và tư vấn cho khách hàng hoàn thiện đầy đủ và đúng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Đại diện cho khách hàng thực hiện thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu để thực hiện thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải
Đại diện khách hàng tiến hành nộp hồ sơ, theo dõi và nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đồng thời xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đề nghị xin cấp Giấy phép (nếu có)
Đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước trong quá trình đề nghị cấp giấy phép và thông báo cho quý khách hàng một cách nhanh nhất;
Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy phép kinh doanh vận tải nếu có sai phạm;
Khách hàng cần cung cấp giấy tờ gì?
Đến với dịch vụ làm giấy phép vận tải chúng tôi, khách hàng chỉ cần chuẩn bị bản sao công chứng giấy đăng ký thành lập công ty (hoặc bản photo)
Luật sư X sẽ soạn thảo giấy tờ gì?
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải.
- Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
- Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ).
- Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Thủ tục xin Giấy phép vận tải nhanh chóng năm 2022” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cấp phép bay flycam, tra số mã số thuế cá nhân, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, tra cứu thông tin quy hoạch, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục xin Giấy phép an ninh trật tự năm 2022
- Thủ tục xin Giấy phép môi trường theo quy định năm 2022
- Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 6 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN như sau:
1. Đối tượng:
Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN được cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải của Việt Nam thực hiện hoạt động vận tải đường bộ quốc tế ASEAN.
2. Thành phần hồ sơ: Giấy đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN theo Mẫu số 01 Phụ lục I của Nghị định này.
3. Thẩm quyền cấp giấy phép: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Theo Khoản 4 Điều 6 Nghị định 119/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
4. Trình tự, thủ tục:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, trực tuyến, đường bưu chính;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ sơ đúng theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN theo Mẫu số 02 Phụ lục I của Nghị định này. Trường hợp không cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thông báo bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do;
d) Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính hoặc hình thức trực tuyến theo quy định.