Thủ tục xin thay đổi kết cấu xe ô tô như thế nào?

bởi VanAnh
Thủ tục xin thay đổi kết cấu xe ô tô như thế nào

Chào luật sư, nhà tôi có chiếc ô tô mua từ lâu. Năm nay tôi định thay đổi kết cấu xe để chở cho được nhiều hàng hóa. Bạn tôi nói nếu tôi muốn thay đổi kết cấu xe ô tô thì phải làm Thủ tục xin thay đổi kết cấu xe ô tô. Nếu tự ý thay đổi thì sẽ bị xử phạt. Nhưng tôi không biết thủ tục xin thay đổi kết cấu xe ô tô phải làm như thế nào? Hồ sơ giấy tờ ra sao? Vì vậy tôi gửi câu hỏi mong LSX tư vấn giúp cho tôi. Mong nhận được lời giải đáp của LSX

Chào bạn, LSX rất vui khi nhận được câu hỏi của bạn. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé

Căn cứ pháp lý

 Không được tự ý thay đổi kết cấu xe

Theo Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

– Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.

– Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, chủ phương tiện giao thông không được tự ý thay đổi kết cấu xe, làm sai lệch kết cấu so với thiết kế ban đầu của xe theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Quy định của pháp luật về thay đổi kết cấu ô tô

Tại Điều 4 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có quy định việc cải tạo xe cơ giới và xe cơ giới sau khi cải tạo phải phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới khi tham gia giao thông và phải tuân thủ các quy định sau đây:

– Không cải tạo thay đổi mục đích sử dụng (công dụng) đối với xe cơ giới đã có thời gian sử dụng trên 15 năm, kể từ năm sản xuất của xe cơ giới đến thời điểm thẩm định thiết kế.

– Không cải tạo xe cơ giới chuyên dùng nhập khẩu thành xe cơ giới loại khác trong thời gian 05 năm, xe đông lạnh nhập khẩu thành xe loại khác trong thời gian 03 năm, kể từ ngày được cấp biển số đăng ký lần đầu.

– Không cải tạo thùng xe của xe tải nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp mới, chưa qua sử dụng trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường lần đầu đến khi thẩm định thiết kế (trừ trường hợp cải tạo thành xe tập lái, sát hạch; cải tạo lắp đặt thêm mui phủ của xe tải thùng hở).

– Không cải tạo xe cơ giới loại khác thành xe chở người và ngược lại, trừ trường hợp cải tạo xe ô tô chở người từ 16 chỗ (kể cả chỗ người lái) trở xuống thành xe ô tô tải

– Không cải tạo hệ thống treo của xe cơ giới.

– Không cải tạo hệ thống phanh của xe cơ giới, trừ các trường hợp:

  • Lắp đặt bàn đạp phanh phụ trên xe tập lái, xe sát hạch và ngược lại;
  • Cải tạo để cung cấp năng lượng và điều khiển hệ thống phanh của rơ moóc, sơ mi rơ moóc.

– Không cải tạo hệ thống lái của xe cơ giới, trừ trường hợp cải tạo đối với xe cơ giới tay lái nghịch được nhập khẩu.

– Không cải tạo lắp đặt giường nằm loại hai tầng lên xe chở người.

– Không cải tạo tăng kích thước khoang chở hành lý của xe chở người.

– Không cải tạo xe ô tô đầu kéo thành xe cơ giới loại khác (trừ xe chuyên dùng).

– Không cải tạo thay đổi kích cỡ lốp, số trục và vết bánh xe của xe cơ giới.

Thủ tục xin thay đổi kết cấu xe ô tô như thế nào
Thủ tục xin thay đổi kết cấu xe ô tô như thế nào?

Thủ tục xin thay đổi kết cấu xe ô tô

  • Thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe cơ giới (bản chính) theo quy định tại mục A của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT;
  • Bản vẽ kỹ thuật (bản chính) theo quy định tại mục B của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT.

Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế gồm:

  • Văn bản đề nghị thẩm định thiết kế (bản chính) theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT;
  • 04 bộ hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo có thành phần theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 85/2014/TT-BGTVT;
  • Tài liệu thông số, tính năng kỹ thuật của xe cơ giới cải tạo và các tổng thành, hệ thống cải tạo, thay thế (bản sao có xác nhận của cơ sở thiết kế);
  • Bản sao có xác nhận của cơ sở thiết kế của một trong các giấy tờ sau: Giấy Đăng ký xe ô tô; Phiếu sang tên, di chuyển (đối với trường hợp đang làm thủ tục sang tên, di chuyển); Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu hoặc giấy tờ chứng nhận đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu (đối với xe cơ giới đã qua sử dụng được phép nhập khẩu, chưa có biển số đăng ký).

Bước 2: Sau đó nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế đến cơ quan thẩm định thiết kế (có thể là Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải). Cơ quan thẩm định thiết kế sẽ tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ. Nếu thiết kế đạt yêu cầu, sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thiết kế, cơ quan thẩm định thiết kế cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế. Trường hợp không cấp, cơ quan thẩm định thiết kế thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định;

Bước 3: Nghiệm thu xe cơ giới cải tạo:

Xe cơ giới sau khi thi công cải tạo theo thiết kế đã thẩm định phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm xe cơ giới nghiệm thu và cấp Giấy chứng nhận cải tạo.

Đối với trường hợp cải tạo toàn bộ buồng lái, thân xe, khoang chở khách của xe chở người thì cơ sở cải tạo phải thông báo đến cơ quan nghiệm thu để kiểm tra và nghiệm thu trước phần kết cấu khung xương của thân xe, thùng xe theo thiết kế tại cơ sở cải tạo trước khi hoàn thiện.

Hồ sơ nghiệm thu xe cơ giới cải tạo bao gồm:

  • Văn bản đề nghị nghiệm thu xe cơ giới cải tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT;
  • Thiết kế đã được thẩm định. Đối với trường hợp miễn thiết kế quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều 6 của Thông tư này phải có bản vẽ tổng thể xe cơ giới sau cải tạo do cơ sở cải tạo lập;
  • Ảnh tổng thể chụp góc khoảng 45 độ phía trước và phía sau góc đối diện của xe cơ giới sau cải tạo; ảnh chụp chi tiết các hệ thống, tổng thành cải tạo;
  • Biên bản nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo;
  • Bảng kê các tổng thành, hệ thống thay thế mới theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT;
  • Bản sao có xác nhận của cơ sở cải tạo các tài liệu thông số, tính năng kỹ thuật của xe cơ giới cải tạo và các tổng thành, hệ thống cải tạo, thay thế và tài liệu xác nhận nguồn gốc của các hệ thống, tổng thành cải tạo;
  • Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với cần cẩu, xi téc chở hàng nguy hiểm, xi téc chở khí nén, khí hóa lỏng và các thiết bị chuyên dùng theo quy định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục xin thay đổi kết cấu xe ô tô”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thủ tục chuyển ngạch viên chức. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hành vi tự ý thay đổi kết cấu xe xe mô tô, xe gắn máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Đối với hành vi tự ý thay đổi kết cấu xe xe mô tô, xe gắn máy
Phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 2 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1 triệu 600 nghìn đồng đến 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.

Hành vi tự ý thay đổi kết cấu xe ô tô bị phạt bao nhiêu tiền?

Đối với hành vi tự ý thay đổi kết cấu xe ô tô
– Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông.
– Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với cá nhân, từ 12 triệu đồng đến 16 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế trong hồ sơ đã nộp cho cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe hoặc tự ý lắp đặt thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ công-ten-nơ trên xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)
– Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm