Thừa kế thế vị theo pháp luật là gì?

bởi Nguyen Duy
Thừa kế thế vị theo pháp luật là gì

Thừa kế là một trong những quyền lợi của người thân thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp việc thừa kế di sản không được thuận lợi như người thừa kế chết trước người để lại di sản, người thừa kế chết một lúc với người để lại di sản. Từ đó phát sinh ra một thủ tục thừa kế mới là thừa kế vị. Vậy thừa kế thế vị theo pháp luật là gì? Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự năm 2015

Thừa kế thế vị theo pháp luật là gì?

Người thừa kế chết trước người để lại di sản

Nhưng pháp luật thừa kế nước ta còn quy định trường hợp khi con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu của người đó được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống. Nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Những trường hợp này gọi là thừa kế thế vị.

Người thừa kế chết cùng người để lại di sản
Ngoài ra, pháp luật còn quy định trường hợp đặc biệt: cha, mẹ chết cùng thời điểm với ông hoặc bà thì cháu thay thế v| trí của cha hoặc mẹ nhận di sản của ông, bà.

Vậy, thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ). Những người thừa kế thế vị được hường phần di sản mà bố, mẹ mình (hoặc ông bà) dáng lẽ được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản vối những người thừa kế khác.

Cháu phải sống vào thời điểm ông, bà chết là người thừa kế thế vị của ông, bà. Chắt cũng phải sống vào thời điểm cụ chết là người thừa kế thế vị tài sản của cụ.

Điều kiện phát sinh trường hợp thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị theo pháp luật là gì

Thừa kế thế vị thực chất là mối quan hệ giữa người được thế vị (người con của người chết để lại di sản) và người thế vị (cháu, chắt của người chết để lại di sản thừa kế) đối với tài sản mà của người chết để lại. Do đó, trường hợp thừa kế thế vị sẽ phát sinh khi có các điều kiện sau:

– Người được thế vị phải là người con có đủ điều kiện hưởng thừa kế của người đã chết: Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, con đẻ, con nuôi là một trong nhưng đối tượng được ưu tiên đầu tiên hưởng thừa kế. Tuy nhiên, luật cũng quy định một số trường hợp họ không được quyền hưởng di sản tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, do đó nếu người con đã chết cùng lúc với bố, mẹ thuộc những trường hợp này thì những người thế vị của họ cũng sẽ không được hưởng di sản thừa kế, cụ thể đó là các trường hợp sau:

  • Ngược đãi, hành hạ, làm người để lại di sản bị chết hoặc tổn hại sức khỏe hoặc xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự đã bị kết án.
  • Không thực hiện việc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản đúng với nghĩa vụ mà người con phải thực hiện.
  • Cố ý thực hiện hành vi nhằm giết người thừa kế khác để hưởng di sản.
  • Có những hành vi làm cho người để lại di chúc không lập được di chúc hoặc làm di chúc không đúng ý chí của người để lại di sản nhằm hưởng di sản của họ.

– Người thế vị phải là người đời sau có quan hệ dòng máu trực hệ với người được thế vị (là con đẻ, cháu ruột)

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, con nuôi và cha mẹ nuôi là những người thừa kế hàng đầu của nhau. Tuy nhiên, đối với vấn đề thế vị của những người được người con, con nuôi này nhận nuôi lại chưa có cơ sở pháp lý nào công nhận, con nuôi của con cũng không thể đương nhiên trở thành cháu của cha, mẹ người đó.

– Người được thế vị phải là người chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thừa kế: Bởi trường hợp nếu người con này chết sau sẽ đặt ra vấn đề quyền thừa kế của người con này đối với di sản của người chết vẫn được công nhận. Do đó, khi người này chết đi, các con hoặc cháu nội, ngoại của người con này sẽ được thừa kế theo hàng thừa kế chứ không đặt ra vấn đề thế vị. Do vậy, thừa kế thế vị chỉ phát sinh khi người thừa kế của người chết đã chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Luật quy định điều này nhằm bảo đảm quyền lợi cho những người có dòng máu trực hệ với người chết.

– Thừa kế thế vị chỉ đặt ra khi hàng thừa kế thứ nhất của người đã chết vẫn còn những người khác: Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, khi người chết để lại di sản thừa kế nhưng không có di chúc thì cha, mẹ, vợ, con của họ sẽ là hàng thừa kế thứ nhất được hưởng. Khi những người này không có ai còn sống thì những người ở hàng thừa kế thứ hai sẽ được hưởng. Do vậy, thừa kế thế vị chỉ phát sinh khi ở hàng thừa kế thứ nhất của người chết vẫn đang có người còn sống.

Thừa kế thế vị áp dụng trong trường hợp nào?

Có thể xác định nếu trong trường hợp những người thừa kế thuộc một trong các trường hợp trên chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì thừa kế thế vị sẽ không phát sinh. Bởi lẽ, việc thừa kế với tư cách thế vị của cháu, chắt chính là dựa trên quyền thừa kế của cha hoặc mẹ họ. Chính vì vậy, cháu không thể thừa kế thế vị của ông, bà nếu cha hoặc mẹ của cháu khi còn sống không có quyền hưởng (do bị tước quyền) thừa kế theo pháp luật của ông, bà.

– Thừa kế thế vị áp dụng trong trường hợp cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà để lại.

Tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định: Nếu người con của người để lại di sản đã chết từ trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thì cháu của họ sẽ thay thế vị trí của bố, mẹ để hưởng phần di sản mà họ để lại. Như vậy, những người đứng ở hàng cháu của người để lại di sản sẽ đóng vai trò thay cho bố hoặc mẹ của họ để hưởng thừa kế mà ông, bà (nội, ngoại ) của họ để lại. Quan hệ này được hình thành trên cơ sở mối quan hệ huyết thống, do đó cả con trong giá thú hay ngoài giá thú đều có quyền được thừa hưởng theo quy định này.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng ghi nhận về việc giữa con nuôi và cha mẹ nuôi cũng đều được thừa hưởng di sản thừa kế của nhau và tồn tại thừa kế thế vị nếu như đủ điều kiện. Điều này cho thấy, ngoài mối quan hệ huyết thống, con nuôi cũng là trường hợp được ghi nhận trong thừa kế thế vị nhằm đảm bảo quyền thừa kế cho họ.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng đã mở rộng thêm về việc áp dụng thừa kế thế vị ngay cả trong trường hợp con riêng cũng có thể được hưởng thừa kế theo thế vị nếu giữa họ và cha dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng với nhau như cha con hoặc mẹ con. (Theo quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự năm 2015).

Có thể thấy những trường hợp này không chỉ đảm bảo quyền thừa kế cho những người này mà còn thể hiện giá trị đạo lý, nhân văn sâu sắc.

– Thừa kế thế vị áp dụng đối với trường hợp hàng chắt thế vị cho cha hoặc mẹ của chắt để hưởng di sản thừa kế của cụ để lại.

Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015, những người đứng hàng chắt sẽ được hưởng phần di sản thừa kế mà cha hay mẹ của họ sẽ được hưởng từ di sản của cụ để lại bằng tư cách thế vị nếu cha hay mẹ của họ đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người cụ này, cụ thể như sau:

  • Trường hợp ông, bà nội và cha (hoặc ông, bà ngoại và mẹ) đều chết trước người cụ đã để lại di sản.
  • Trường hợp ông, bà nội và cha (hoặc ông, bà ngoại và mẹ) đều chết cùng lúc với người cụ để lại di sản.

– Thừa kế thế vị trong trường hợp người được thế vị không được thừa kế di sản do không đủ điều kiện theo quy định.

Quy định của pháp luật hiện hành đều ghi nhận quyền hưởng thừa kế của cá nhân. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có quy định rõ ràng về những người không được quyền hưởng di sản thừa kế tại Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

– Người thuộc diện thừa kế đã bị kết án do có một trong những hành vi xâm phạm đến sức khỏe hay tính mạng, nhân phẩm, danh dự hoặc ngược đãi, hành hạ người để lại di sản.

– Không thực hiện được nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người để lại di sản.

– Vì mục đích hưởng phần di sản của người được thừa kế khác mà có hành vi cố ý giết họ.

– Người này đã làm những việc lừa dối, ép buộc hay ngăn cản người để lại di chúc lập di chúc hoặc vì mục đích chiếm di sản mà dùng các thủ đoạn như giả mạo, sửa chữa, hủy hoặc che dấu di chúc.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thừa kế thế vị theo pháp luật là gì?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm nhiếp ảnh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Nghĩa vụ của người hưởng thừa kế?

Người hưởng thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ về tải sản do người chết để lại theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 , cụ thể:
Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Cha mẹ mất mà không để lại di chúc thừa kế thì di sản thừa kế sẽ được chia như thế nào?

Căn cứ Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế theo pháp luật như sau:
“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Theo đó, khi cha mẹ bạn mất mà không để lại di chúc thì phần di sản mà cha mẹ bạn để lại phải được chia theo quy định của pháp luật.

Hàng thừa kế phân chia di sản theo pháp luật được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Theo đó, khi cha mẹ bạn mất thì bạn mà anh mình cùng là đồng thừa kế ở hàng thứ nhất và cả ông bà của các bạn (nếu còn).
Những người trong cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau.
Như vậy, anh bạn dùng lý do ở hàng thừa kế trên để chiếm hết phần di sản thừa kế là trái với quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm