Thừa kế xe có phải đóng thuế không?

bởi Gia Vượng
Thừa kế xe có phải đóng thuế không?

Xin chào Luật sư. Tôi có thắc mắc về quy định pháp luật thừa kế, mong được luật sư hỗ trợ giải đáp. Cụ thể là vào năm 2000 vợ chồng tôi kết hôn, vợ chồng tôi có cùng nhau mua được một chiếc xe. Đến nay chồng tôi mất, chồng tôi có để lại di chúc và trong tài sản để lại cho tôi có chiếc xe này. Tôi thắc mắc rằng khi nhận thừa kế xe có phải đóng thuế không hay có chịu lệ phí trước bạ hay không? Mong ban biên tập tư vấn, giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Thừa kế được hiểu như thế nào?

Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.

Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:

– Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).

– Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).

Thừa kế xe có phải đóng thuế không?

Căn cứ Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng:

“Điều 29. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng

1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập

…”

Bên cạnh đó, theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định thu nhập chịu thuế như sau:

“Điều 3. Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây:

[…]

9. Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng”.

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân cụ thể như sau:

1. Thu nhập từ kinh doanh

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

3. Thu nhập từ đầu tư vốn

Thừa kế xe có phải đóng thuế không?
Thừa kế xe có phải đóng thuế không?

4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

6. Thu nhập từ trúng thưởng

7. Thu nhập từ bản quyền

8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

9. Thu nhập từ nhận thừa kế

10. Thu nhập từ nhận quà tặng

Như vậy, căn cứ các quy định trên trong trường hợp khi bạn nhận thừa kế tài sản là ô tô, tài sản này phải đăng ký quyền sở hữu, khi tiến hành thủ tục sang tên chủ sở hữu thì thuộc trường hợp phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Vợ nhận thừa kế ô tô từ chồng có phải chịu lệ phí trước bạ không?

Căn cứ khoản 7 Điều 3 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định đối tượng chịu lệ phí trước bạ như sau:

“Điều 3. Đối tượng chịu lệ phí trước bạ

1. Nhà, đất.

2. Súng săn; súng dùng để tập luyện, thi đấu thể thao.

3. Tàu theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và pháp luật về hàng hải (sau đây gọi là tàu thủy), kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy, tàu ngầm, tàu lặn; trừ ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động.

4. Thuyền, kể cả du thuyền.

5. Tàu bay.

6. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (sau đây gọi chung là xe máy).

[…]

Bộ Tài chính quy định chi tiết Điều này.”

Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BTC quy định hướng dẫn như sau:

“Điều 2. Đối tượng chịu lệ phí trước bạ

Đối tượng chịu lệ phí trước bạ thực hiện theo Điều 3 Nghị định số 10/2022/NĐ-CP. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:

1. Nhà, đất quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 10/2022/NĐ-CP

a) Nhà, gồm: nhà ở; nhà làm việc; nhà sử dụng cho các mục đích khác.

b) Đất, gồm: các loại đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai (không phân biệt đất đã xây dựng công trình hay chưa xây dựng công trình).”

Như vậy, căn cứ vào quy định trên trong trường hợp khi bạn nhận thừa kế tài sản là ô tô, tài sản này phải đăng ký quyền sở hữu, khi tiến hành thủ tục sang tên chủ sở hữu thì thuộc trường hợp phải đóng lệ phí trước bạ.

Hồ sơ sang tên xe ô tô khi chồng mất để lại di chúc cho vợ được quy định như thế nào ?

Theo khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng 2014 quy định công chứng văn bản khai nhận di sản như sau:

” 1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.”

Thủ tục khai nhận di sản được thực hiện tại phòng hoặc văn phòng công chứng.

Như vậy, hồ sơ thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế bao gồm các giấy tờ sau đây:

– Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;

– Giấy chứng tử của người để lại di sản;

– Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản (giấy đăng ký xe);

– Giấy tờ về nhân thân của người thừa kế.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Thừa kế xe có phải đóng thuế không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về đăng ký lại khai sinh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Quy định pháp luật về đối tượng của quyền thừa kế như thế nào?

Về đối tượng của quyền thừa kế là tài sản thuộc sở hữu của người chết mà người chết là người sử dụng hợp pháp để lại cho người còn sống. Tài sản theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Ngoài ra, tài sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Khi nào chia thừa kế theo pháp luật?

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
Không có di chúc;
Di chúc không hợp pháp;
Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản thừa kế hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản thừa kế sau đây:
Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Thứ tự thừa kế theo pháp luật như thế nào?

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm