Xin chào Luật sư, Tôi vừa tham gia một vụ kiện tranh chấp đất đai. Nhà tôi và nhà hàng xóm là hai nhà giáp ranh liền kề nhưng có tranh chấp liên quan đến diện tích sân vườn. Sau khi khởi kiện thì gia đình tôi bị phán là thua kiện. Vậy luật sư cho tôi hỏi là trong trường hợp gia đình tôi thua kiện thì có phải chịu án phí cho vụ kiện này không? Và đóng án phí như nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn sẽ được LSX giải đáp qua bài viết “Thua kiện có phải chịu án phí không?” dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14
Các loại án phí trong vụ án dân sự
Khi bạn khởi kiện ra tòa một trong những loại phí mà bạn phải tạm ứng cũng như quan tâm đầu tiên đó là án phí. Án phí là chi phí mà các bên trong vụ kiện phải chi trả để tòa án thực hiện xét xử một vụ án. Vậy án phí được tính như nào? Hãy tham khảo cách tính án phí của vụ án dưới đây của chúng tôi.
Các loại án phí trong vụ án dân sự bao gồm:
– Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch;
– Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch;
– Án phí dân sự phúc thẩm.
Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.
Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.
>> Xem thêm: Mức phạt vi phạm tiếng ồn
Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm
Khi khởi kiện thông thường tiền án phí sẽ được bên khởi kiện tạm ứng trước. Điều này sẽ giúp cho tòa án có thể xét xử vụ án, tránh trường hợp hai bên không chịu chi trả án phí khi vụ án đã khởi kiện xong. Vậy nghĩa vụ chịu án phí dân sự sẽ thuộc về bên nào?
– Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
– Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.
– Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.
– Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.
– Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.
– Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch.
– Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 3 Điều 320 Bộ luật tố tụng dân sự thì các đương sự phải chịu 50% án phí giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.
– Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm thì những người khác vẫn phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
– Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.
– Nguyên đơn trong vụ án dân sự do cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.
Thua kiện có phải chịu án phí không?
Thông thường khi thua kiện thì bên thua kiện sẽ là bên phải chịu án phí. Vì nếu không có bên vi phạm nghĩa vụ thì bên thiệt hại sẽ không phải thực hiện vụ kiện và từ đó họ sẽ không phải mất án phí. Vì vậy bên thua kiện sẽ là bên phải đóng án phí theo luật định. Quy định cụ thể tham khảo thông tin sau:
Tại Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, như vậy người thua kiện sẽ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của họ mà không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn, giảm.
Theo nguyên lý chung, việc kiện tụng chỉ xảy ra khi một bên bị thiệt hại, hoặc do bên khác vi phạm nghĩa vụ, nếu một bên không vi phạm nghĩa vụ thì bên còn lại sẽ không kiện tụng, mà nếu không kiện thì họ sẽ không mất khoản tiền án phí đó. Do vậy mà bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu án phí là hợp tình, hợp lý.
Xét về nguyên tắc bồi thường thiệt hại, án phí có thể được xem là một khoản thiệt hại do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bởi lẽ nếu một bên không vi phạm nghĩa vụ hoặc không gây ra thiệt hại cho người khác thì họ chẳng kiện, mà nếu không kiện thì họ sẽ không mất khoản tiền án phí đó. Do vậy, người vi phạm nghĩa vụ có nghĩa vụ phải “bồi thường thiệt hại là khoản tiền án phí” đó cho người bị thiệt hại.
Mặc định theo quy định pháp luật thì bên thua kiện phải chịu án phí dân sự sơ thẩm, tuy nhiên giữa các đương sự có thể thỏa thuận để một bên đóng án phí dân sự sơ thẩm, thỏa thuận này nếu hợp pháp, không nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ đóng án phí thì sẽ được Tòa án chấp nhận.
Ví dụ: Khi doanh nghiệp nợ lương của người lao động, người lao động làm đơn kiện doanh nghiệp yêu cầu trả lương. Khi nhận được thông báo khởi kiện, doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động là án phí do người lao động chịu, do người lao động dù thắng hay thua kiện thì cũng sẽ không phải chịu án phí. Như vậy, trong trường hợp này thỏa thuận đó sẽ bị vô hiệu và sẽ không được Tòa án chấp nhận.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau ốm đau 2024
- Xử lý tài sản trên đất bị thu hồi như thế nào?
- Hướng dẫn làm hồ sơ viên chức như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thua kiện có phải chịu án phí không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định 02 loại án phí trong vụ án dân sự mà người khởi kiện có thể đóng bao gồm:
– Án phí dân sự sơ thẩm:
+ Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch;
+ Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch;
– Án phí dân sự phúc thẩm.
Cụ thể tại khoản 2 Điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án bao gồm:
– Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Ban chấp hành công đoàn cơ sở yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
– Đại diện tập thể người lao động yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật; thay đổi người trực tiếp nuôi con; hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó; cơ quan nhà nước yêu cầu Tòa án cung cấp bản sao, trích lục bản án.
– Viện kiểm sát kháng nghị quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm.
– Các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà pháp luật có quy định.