Quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản là một trong những quy định mới mang tính đột phá của Bộ luật dân sự năm 2015. Mục đích giao kết hợp đồng có thể đạt được hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Không chỉ phụ thuộc vào việc thái độ hợp tác các bên tuân thủ thỏa thuận hợp đồng mà còn bị chi phối bởi hoàn cảnh khác quan mang lại. Trường hợp nào được xem là thay đổi hoàn cảnh cơ bản? Phương án giải quyết khi gặp phải thay đổi này là gì?
Chúng tôi có ký hợp đồng mua bán mặt hàng là sản phẩm muối được vận chuyển khá xa. Trên đường không may gặp tai nạn thiên tai mà các bên không thể lường trước được. Trong hợp đồng chưa thỏa thuận về vấn đề này. Hiện nay các bên đều không mong muốn gánh chịu thiệt hại này và xảy ra tranh chấp. Trường hợp này pháp luật có quy định cụ thể nào không? Mong luật sư giúp đỡ giải quyết vấn đề. Xin chân thành cảm ơn
Về vấn đề bạn đọc thắc mắc trên Luật sư X xin trả lời như sau:
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Hợp đồng là gì?
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Các bên tự nguyện thỏa thuận điều khoản theo ý chí của mình trong khuôn khổ quy định pháp luật. Những thỏa thuận không trái quy định pháp luật, không trái đạo đức. Hợp đồng dân sự thường có nội dung như sau:
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Các hình thức của hợp đồng dân sự cũng là hình thức giao dịch quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015. Thực hiện bằng hình thức lời nói; thông qua hành vi thực tế; hình thức bằng văn bản. Ngoài ra, một số loại giao dịch tuân theo quy định của pháp luật phải có công chứng, chứng thực. Ví dụ: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải thể hiện bằng văn bản có hiệu lực từ thời điểm công chứng chứng thực.
Các loại hợp đồng dân sự thông dụng
Hợp đồng được lập nên từ sự thỏa thuận giữa các bên, bởi vậy nó rất đa dạng. Trong Bộ luật Dân sự quy định về một số hợp đồng thông dụng như:
- Hợp đồng mua bán tài sản;
- Hợp đồng tặng cho tài sản;
- Hợp đồng hợp tác;
- Hợp đồng dịch vụ;
- Hợp đồng ủy quyền.
Trong hợp đồng song vụ, mỗi bên đều phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến thời hạn. Các bên đều không được lấy lí do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình mà hoãn việc thực hiện nghĩa vụ. Trừ trường hợp việc không thực hiện nghĩa vụ của bên kia làm cho bên này không thể thực hiện được nghĩa vụ.
Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự
Sau khi các bên đã giao kết hợp đồng dưới một hình thức nhất định phù hợp với pháp luật. Bảo đảm hợp đồng đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng có hiệu lực bắt buộc với các bên. Các bên có nghĩa vụ thực hiện theo đúng với tính chất đối tượng, thời hạn, phương thức và địa điểm mà nội dung của hợp đồng đã xác định. Khi thực hiện hợp đồng phải tuân thủ theo nguyên tắc Điều 412 Bộ luật Dân sự 2015:
1. Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác;
2. Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;
3. Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người khác.
Để bảo đảm tính công bằng và quyền lợi của các bên trong hợp đồng; pháp luật còn quy định cho bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn việc thực hiện nghĩa vụ đó. Nếu tài sản của bên kia giảm sút nghiêm trọng đến mức không có khả năng để thực hiện hợp đồng. Khi nào bên kia khôi phục được khả năng để có thể thực hiện được hợp đồng hoặc đã có người bảo lãnh thì người phải thực hiện nghĩa vụ trước tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Quy định thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Điều kiện điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi:
- Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan;
- Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi này;
- Tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng;
- Hoàn cảnh thay đổi lớn: Nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết; hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác.
- Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép; với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
Trong những trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản; bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. Khi có yêu cầu đàm phán lại của bên có lợi ích bị ảnh hưởng thì bên còn lại phải đồng ý đàm phán; không được trốn tránh hay gây bất lợi cho người có lợi ích bị ảnh hưởng.
Nếu các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý; thì một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định; sửa đổi hợp để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi.
Thông tin liên hệ
Bài viết về “Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản”; ở trên mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn đọc. Trường hợp bạn đọc đang gặp vấn đề tương tự có thể tham khảo.
Trường hợp quý khách hàng đang gặp vấn đề tương tự cần hỗ trợ hãy đăng ký dịch vụ tư vấn gặp luật sư của chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Trong các hợp đồng này, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó trước người thứ ba khi đến thời hạn. Bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Nếu người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đó; thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ nhưng phải thông báo cho bên có quyền biết và hợp đồng được coi là huỷ bỏ.
Không. Đó là sự cụ thể hóa nguyên tắc về tính có giới hạn của việc thực hiện quyền dân sự. Cụ thể theo quy định tại Điều 10 Bộ luật Dân sự 2015. Tránh việc cá nhân lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác. Nhằm bảo đảm cân bằng lợi ích của các bên trong hợp đồng. Sự ổn định của các quan hệ dân sự có liên quan cần cho phép Tòa án có thể điều chỉnh hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 4 Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.“
Các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng trước khi thay đổi.