Thực trạng hôn nhân cận huyết ở Việt Nam và chế tài xử phạt

bởi Trà Ly
Thực trạng hôn nhân cận huyết ở Việt Nam và chế tài xử phạt

Hiện nay, ở các dân tộc thiểu số vùng núi vẫn còn khá nhiều tình trạng hôn nhân cận huyết. Đây là một điều đáng lo ngại, nhà nước và chính phủ đang cố gắng giảm thiểu tình trạng này. Tuy đã có chế tài xử phạt hành vi hôn nhân cận huyết thống, tuy nhiên Thực trạng hôn nhân cận huyết ở Việt Nam hiện nay vẫn là điều đáng lo ngại. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về Thực trạng hôn nhân cận huyết ở Việt Nam và chế tài xử phạt như thế nào nhé.

Căn cứ pháp lý

Hôn nhân cận huyết là gì?

Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân nội tộc, chỉ những cặp hôn nhân trong cùng họ hàng gần gũi với nhau, hay nói cách khác hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ.

Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình về các trường hợp cấm kết hôn thì có thể hiểu hôn nhân cận huyết thống là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Khoản 17 điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.”

Khoản 18 điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”

Thực trạng hôn nhân cận huyết ở Việt Nam

Theo kết quả Tổng điều tra thực trạng KT-XH của 53 DTTS, tổng dân số người DTTS nước ta là 14,1 triệu người, gần 3 triệu hộ (chiếm 14,7% dân số cả nước); cư trú thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5.266 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 382 xã biên giới. Địa bàn cư trú chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ và Tây Duyên hải miền Trung, chiếm 3/4 diện tích cả nước. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009-2019 của 53 DTTS là 1,42%, cao hơn tỷ lệ tăng bình quân của dân tộc Kinh (1,09%) và tỷ lệ tăng bình quân của cả nước (1,14%). Trong tổng số 14,1 triệu người DTTS, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới, tương ứng là 50,1% so với 49,9%.

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật về hôn nhân và gia đình, góp phần giải quyết tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết, nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực ở vùng DTTS, ngày 14/4/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 498/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015-2025” (Đề án 498).

Theo dân tộc, tỷ lệ tảo hôn cao nhất là Mông (51,5%), Cơ Lao (47,8%), Mảng (47,2%), Xinh Mun (44,8%), Mạ (39,2%). Theo giới tính, tỷ lệ tảo hôn của nữ DTTS năm 2018 vẫn cao hơn so nam DTTS (năm 2018: nam 20,1% và nữ 23,5%). So với năm 2014, tỷ lệ tảo hôn của nam DTTS đã giảm được 5,9%, cao hơn so với mức giảm tương ứng của nữ DTTS là 3,6% (năm 2014: nam 26,0% và nữ 27,1%). Tỷ lệ tảo hôn của nữ DTTS luôn cao hơn nam ở tất cả các vùng, ngoại trừ Đồng bằng sông Hồng.

Tỷ lệ kết hôn cận huyết trong vùng DTTS có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Tỷ lệ người DTTS kết hôn cận huyết thống năm 2018 là 5,6%, giảm 0,9% so với năm 2014 (6,5%). Theo giới tính, tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống năm 2018 của nam DTTS là 5,29%, giảm 1,26% so với năm 2014 là 6,55%; và tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống của nữ DTTS năm 2018 là 5,87%, giảm 0,5% so với năm 2014 là 6,37%. Tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống cao nhất năm 2018 gồm Mnông 37,7%, (nam 40,57% và nữ 35,38%), La Chí 30,8% (nam 27,43% và nữ 33,64%), Bru Vân Kiều 28,6% (nam 28,81% và nữ 28,41%), Cơ Tu 28,0% (nam 10,92% và nữ 43,21%) và Lô Lô 22,4% (nam 25,41% và nữ 20,02%).

Tình trạng kết hôn cận huyết thống của người DTTS đã giảm nhưng vẫn tăng cao ở một số dân tộc. Một số DTTS có tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống cao năm 2014, đến năm 2018 đã không còn tình trạng này như Mạ, Mảng, Cơ Ho, Kháng, Chứt. Tuy nhiên, năm 2018 cũng ghi nhận sự gia tăng của tỷ lệ kết hôn cận huyết thống ở một số DTTS như: La Chí (tăng từ 10,1% năm 2014 lên 30,8% năm 2018), Bru Vân Kiều (tăng từ 14,3% năm 2014 lên 28,6% năm 2018), Lô Lô (tăng từ 8,3% năm 2014 lên 22,4% năm 2018), Gia Rai (tăng từ 9,1% năm 2014 lên 14,6% năm 2018) và La Ha (tăng từ 7,6% năm 2014 lên 11,0% năm 2018).

Thực trạng hôn nhân cận huyết ở Việt Nam và chế tài xử phạt
Thực trạng hôn nhân cận huyết ở Việt Nam và chế tài xử phạt

Vì sao pháp luật cấm kết hôn cận huyết?

Theo các kết quả nghiên cứu của y học hiện đại liên tục được đưa ra, thì kết hôn với người có máu trực hệ hay phạm vi 3 đời sẽ gây ra nhiều tác hại, dễ đẻ con bị mắc các chứng bệnh rất nguy hiểm, được thể hiện ở các khía cạnh sinh sản, sinh trưởng phát triển cụ thể như: Dị dạng về mặt cấu trúc cơ thể, não bộ; giảm, mất khả năng sinh sản của thế hệ sau; giảm trọng lượng sơ sinh đối với con chung; giảm tốc độ sinh trưởng; là lý do gây ra hiện tượng quái thai; giảm khả năng kháng bệnh, tư duy; giảm khả năng thích nghi với điều kiện sống.

Thực tế y học đã chứng minh, hôn nhân cận huyết thống tạo cho những gen lặn bệnh lý ở chồng và vợ có điều kiện kết hợp với nhau sinh ra con dị dạng hoặc mắc các bệnh di truyền như đao, bại não, mù màu, bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh Thalas- semia (Thal).

Nguyên nhân gây những bệnh này là do những người trong cùng dòng họ có khả năng mang gen bệnh cao hơn bình thường mà bản thân họ không biết mình mang gen bệnh nên kết hôn cận huyết thống sẽ xảy ra hiện tượng kết hợp các gen mang bệnh của bố mẹ và gây bệnh cho con.

Quy định về cấm kết hôn cận huyết trong phạm vi 3 đời

Người có họ trong phạm vi 3 đời bị cấm kết hôn là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh; chị; em cùng cha mẹ; cùng cha khác mẹ; cùng mẹ khác cha là đời thứ hai.

Theo điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: Nghiêm cấm hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng trong những trường hợp sau:

  • Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;
  • Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
  • Giữa cha; mẹ nuôi với con nuôi;
  • Giữa người đã từng là cha; mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng.

Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống. trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

Chế tài xử lý hôn nhân cận huyết thống?

Xử phạt hành chính:

Khoản 2 điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP đã quy định xử phạt về hành vi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống:

“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;”

Xử lý hình sự:

Liên quan đến hôn nhân cận huyết thống Điều 181 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

“Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Thực trạng hôn nhân cận huyết ở Việt Nam và chế tài xử phạt“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; Thành lập công ty , tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; Xác nhận tình trạng hôn nhân, Đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, Tra cứu thông tin quy hoạch; …. của luật sư X, hãy liên hệ hotline: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Ai được coi là những người cùng dòng máu về trực hệ?

Theo quy định tại khoản 17 Điều3 Luật hôn nhân và gia đình, những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

Họ hàng cách mấy đời mới được kết hôn?

Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nghiêm cấm hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng trong những trường hợp: Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; những người có họ trong phạm vi 3 đời; cha, mẹ nuôi với con nuôi; người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Người có họ trong phạm vi 3 đời bị cấm kết hôn là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, cô, cậu, dì là đời thứ ba.
Như vậy, những người cùng quan hệ huyết thống ở đời thứ 4 trở đi có thể kết hôn với nhau

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm