Tốc độ đô thị hoá nhanh trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; ở nước ta hiện nay đã đặt ra những vấn đề bức xúc; đối với việc quản lý đất đai đô thị. Quy hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai; gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị; kết hợp chặt chẽ giữa quản lý đất đô thị với việc quản lý xây dựng theo quy hoạch tổng thể là một giải pháp quan trọng để phát triển đô thị bền vững. Vậy ” thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam” hiện nay như thế nào?
Câu hỏi: thưa luật sư, tôi có nghe rất nhiều về quy hoạch sử dụng đất. Vậy luật sư có thể cho tôi biết về thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở Việt nam hiện nay như thế nào ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy hoạch sử dụng đất là gì?
Căn cứ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 3, Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; (sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013 quy định về khái niệm quy hoạch sử dụng đất như sau:
“2. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
Theo đó, quy hoạch sử dụng đất là sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể về số lượng; chất lượng, vị trí, không gian cho các mục tiêu kinh tế – xã hội; đảm bảo cơ sở khoa học và thực tế của các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội; để việc sử dụng đất phù hợp với các điều kiện về đất đai; khí hậu, thổ nhưỡng và từng ngành sản xuất.
Căn cứ tại Điều 35, Luật đất đai năm 2013 được sửa đổi tại Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018; quy định về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:
Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất
Việc lập quy hoạch sử dụng đất phải tuân thủ 05 nguyên tắc sau đây:
Khi lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.
Bên cạnh đó, quy hoạch sử dụng đất phải bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương; và khả năng, quỹ đất của quốc gia; nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
Không những vậy, quy hoạch sử dụng đất cần hướng tới khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hơn thế nữa, nội dung phân bổ và sử dụng đất cần phải có sự thống nhất; trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh với quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
Thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được từng bước, hoàn thiện bổ sung; và được cụ thể hóa tại 17 Điều trong Luật Đất đai năm 2013. Các quy định về công tác này đã mang lại nhiều kết quả quan trọng; như: Hoàn thành việc lập và điều chỉnh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp quốc gia và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Kết quả triển khai cho thấy, công tác tổ chức thực hiện quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất ở nhiều địa phương còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Những tác động tiêu cực từ sự phát triển quá nóng của thị trường bất động sản (BĐS); hiện tượng đầu cơ đất, tăng giá đột biến… tạo nên áp lực trong công tác giải phóng mặt bằng; bố trí tái định cư, giải quyết đất ở cho người thật sự có nhu cầu; cũng như các vấn đề về môi trường, dân sinh.
Nhiều nơi lập quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới; chưa đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất; việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư; chưa phù hợp nhu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện các dự án khu dân cư; khu đô thị chưa quan tâm bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, tái định cư; suất đầu tư chưa đa dạng, diện tích lô đất chưa phù hợp với điều kiện của người dân; nhất là vùng nông thôn.
Ngoài ra, một số dự án bố trí chồng lấn quy hoạch, xác định sai loại đất; phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch. Việc quy hoạch, bố trí quỹ đất công cộng một số nơi chưa hợp lý. Một số quy hoạch sử dụng đất đã công bố nhiều năm, nhưng không triển khai; hoặc chỉ triển khai một phần diện tích ít quan tâm điều chỉnh quy hoạch; làm ảnh hưởng đến quyền lợi người dân vùng dự án, phát sinh đơn thư khiếu nại, kiến nghị.
Việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa sâu rộng; tính minh bạch trong thực hiện quy hoạch tại một số địa phương không cao; có dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, chuyển đổi mục đích sử dụng đất công cộng; công viên cây canh, cách ly sang đất thương mại, đất ở; nhưng không kịp thời điều chỉnh phương án giá đất; nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích gia tăng, gây thất thu ngân sách Nhà nước; và làm phá vỡ không gian kiến trúc cảnh quan đô thị; một số dự án xây dựng cơ sở kinh doanh trên đất công cộng của dự án đã được phê duyệt…
Mặt khác, việc công khai quy hoạch theo quy định đã được thực hiện; nhưng người dân khi xem các bản đồ còn khó hiểu; chưa kể, mối quan hệ phối hợp giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch của các ngành, lĩnh vực khác; giữa quy hoạch sử dụng đất của các cấp hành chính với quy hoạch đất quốc phòng; an ninh vẫn còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ, thống nhất. Trong khi, Quốc hội đã thông qua Luật Quy hoạch và Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
Bên cạnh đó, các dự án quy hoạch không phù hợp thực tế, phải liên tục điều chỉnh; dẫn đến nhiều dự án phải chờ đợi, điều chỉnh, thu hồi. Đặc biệt, việc cấp phép cho các chủ đầu tư một cách ồ ạt; chiều theo tâm lý đầu tư đám đông; trong đó, không loại trừ lợi ích nhóm trong đầu tư dự án sử dụng đất; có trường hợp đúng quy hoạch nhưng không đúng thời điểm; có thể phù hợp với quy định, kế hoạch sử dụng đất trong dài hạn nhưng trong ngắn hạn; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chưa có, nhu cầu sử dụng còn thấp; trong khi nguồn cung của dự án quá lớn dẫn đến sự đình trệ của hàng loạt dự án.
Được biết, trong Tờ trình của Chính phủ vừa gửi Quốc hội vào giữa tháng 3/2019; về việc đề nghị rút dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai;ra khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019; Chính phủ cho biết, nội dung dự thảo còn một số vấn đề phức tạp; cần có thêm thời gian để nghiên cứu, chuẩn bị và đánh giá kỹ hơn; trong đó, có quy hoạch sử dụng đất và giao Bộ TN&MT tiếp tục nghiên cứu, phân tích; đánh giá toàn diện các quy định của Luật Đất đai hiện hành; và định hướng sửa đổi Luật, trình Chính phủ sau năm 2020.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; tạm ngưng công ty; Thủ tục đăng ký bảo hộ logo; Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Bảo hộ logo thương hiệu; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Tội quấy rối người khác qua điện thoại
- Làm gì khi bị người khác dọa đánh
- Luật chia tài sản khi bố mẹ còn sống
Câu hỏi thường gặp
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định và hướng dẫn chi tiết tại Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 thay thế Luật đất đai số 13/2003/QH.
Căn cứ tại Điều 37, Luật đất đai năm 2013 sửa đổi tại Khoản 1 điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2014, thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được như sau:
Thời kì quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.
– Trước hết, cần xác định lại nội dung quy hoạch sử dụng đất, cần chuyển từ tư duy quy hoạch theo tổng diện tích đất sang quy hoạch theo vùng sử dụng đất. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất có vị trí đứng giữa quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch xây dựng.
– Cách lập quy hoạch sử dụng đất cũng cần điều chỉnh lại, phải dựa trên nguyên tắc đối thoại giữa các bên có liên quan tới sử dụng đất, lấy nội dụng lợi ích kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường làm nền tảng đối thoại để đi tới sự đồng thuận cao.
– Việc tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất phải được xây dựng trên cơ sở một hệ thống giám sát – đánh giá, tập trung vào đánh giá tính phục vụ đối với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và tính dẫn đường đối với quy hoạch xây dựng có nhiệm vụ chi tiết hóa sử dụng đất trong từng không gian sử dụng đất.
– Hệ thống quy hoạch của một đất nước phải bảo đảm tính thống nhất và nhất quán. Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải căn cứ vào cả quy hoạch sử dụng đất lẫn quy hoạch xây dựng, tùy theo tính chất của dự án đầu tư.