Thuê chung cư làm văn phòng có hợp pháp không?

bởi BuiNgan
Thuê chung cư làm văn phòng có hợp pháp không?

Hiện nay, nhu cầu sử dụng căn hộ chung cư ngày càng tăng. Bên cạnh việc thuê, mua nhà chung cư phục vụ mục đích sinh sống, nhiều công ty doanh nghiệp cũng lựa chọn các tòa nhà, căn hộ chung cư làm trụ sở, địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, không phải chung cư nào cũng là đối tượng được sử dụng để cho thuê để làm văn phòng. Do đó, trước khi có ý định thuê, các công ty cần tìm hiểu rõ mục đích sử dụng của tòa chung cư là gì để tránh gặp phải những rắc rối không nên có. Cùng Luật sư X phân tích rõ vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Thuê chung cư làm văn phòng có hợp pháp không?

Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 định nghĩa:

“Nhà chung cư là nhà từ 2 tầng trở lên, nhiều căn hộ, có lối đi bộ chung, có phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng. Có hệ thống công trình được sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. Theo đó,  nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở; và nhà chung cư được xây dựng với mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.”

Trong đó:

– Nhà chung cư có mục đích để ở: Là nhà chung cư được thiết kế, xây dựng chỉ sử dụng cho mục đích để ở.

– Nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp: Là nhà chung cư được thiết kế, xây dựng để sử dụng vào mục đích ở và các mục đích khác như làm văn phòng, dịch vụ, thương mại…

Căn cứ quy định tại khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014, nghiêm cấm hành vi sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở. Bên cạnh đó, tại khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 cũng quy định: “cấm sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ”.  Theo đó, nếu căn hộ chung cư được xây dựng với mục đích để ở thì tuyệt đối không được sử dụng làm văn phòng.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi có nhu cầu sử dụng nhà chung cư để kinh doanh, làm văn phòng, dịch vụ, thương mại thì cần xác định rõ nhà chung cư định thuê (khu vực, diện tích thuê) có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh hay không; nếu không có mục đích trên thì không được thuê làm văn phòng.

Chung cư nào được thuê làm văn phòng?

Thuê chung cư làm văn phòng có hợp pháp không?
Thuê chung cư làm văn phòng có hợp pháp không?

Do đó, chung cư được phép sử dụng làm văn phòng cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Chung cư cho thuê cần được cấp phép theo quy định; đầy đủ giấy tờ xác nhận xây dựng với mục đích làm văn phòng.

– Là những tòa chung cư phức hợp hoặc các căn hộ Officetel được cho thuê làm văn phòng. Tuy nhiên, để đảm bảo đúng luật; khu vực làm văn phòng phải được tách thành một khu riêng so với khu vực ở.

– Khi cho thuê căn hộ làm văn phòng; người cho thuê phải cung cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý. Bao gồm phần diện tích chung cư xây dựng được phép hoạt động kinh doanh, làm văn phòng.

– Nếu chung cư đủ điều kiện làm văn phòng theo quy định của pháp luật. Cần đảm bảo các yếu tố tiện nghi (thang máy riêng, khu để xe đủ rộng,…); và môi trường văn phòng không ảnh hưởng đến các hộ xung quanh.

Mức phạt đối với hành vi huê chung cư làm văn phòng

Hành vi sử dụng căn hộ chung cư làm văn phòng công ty không phải mục đích để ở sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm e khoản 1 và điểm d khoản 3 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì sẽ bị phạt tiền lên đến 40 triệu đồng. Kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả là buộc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở.

Lưu ý: Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Ngoài ra khi sử dụng căn hộ chung cư làm văn phòng công ty thì không được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh/Đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ căn hộ đó.

Có phải xin phép ban quản lý khi cho thuê chung cư không?

Theo Điều 472 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng thuê nhà là sự thoả thuận của các bên (bên cho thuê và bên thuê). Trong đó:

– Bên cho thuê chung cư là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu, sử dụng hoặc có quyền cho thuê căn hộ chung cư đó.

– Bên thuê chung cư là người đi thuê, người có nhu cầu sử dụng chung cư.

Ngoài ra, theo điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở, chủ sở hữu nhà ở có quyền sử dụng nhà ở vào mục đích ở và mục đích khác mà luật không cấm. Do đó, khi cho thuê chung cư, người thuê và người cho thuê không phải xin phép ban quản lý chung cư mà hoàn toàn có quyền được cho thuê theo thoả thuận của các bên.

Điều kiện về chủ thể được thuê chung cư

Căn cứ Điều 119 Luật nhà ở 2014 quy định bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:

  • Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
  • Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là cá nhân thì phải có điều kiện sau đây:

  • Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;
  • Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập; trường hợp là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Như vậy, để được thuê nhà chung cư, chủ thể cần phải đáp ứng các điều kiện trên.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề Thuê chung cư làm văn phòng có hợp pháp không? đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như xác định phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư, … vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 …. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn sử dụng của căn hộ chung cư bao lâu?

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 99 Luật Nhà ở 2014, pháp luật không quy định thời hạn năm của nhà chung cư mà thời hạn của nhà chung cư sẽ phụ thuộc vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở.

Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm?

Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm:
a) Phần diện tích bên trong căn hộ bao gồm cả diện tích ban công, lô gia gắn liền với căn hộ đó;
b) Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng cho chủ sở hữu nhà chung cư;
c) Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ hoặc gắn liền với phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng.

Khi nào phải lập ban quản trị chung cư?

Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Thành phần Ban quản trị nhà chung cư gồm đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện chủ đầu tư (nếu có); trường hợp người sử dụng nhà chung cư tham gia Hội nghị nhà chung cư thì thành phần Ban quản trị nhà chung cư có thể gồm cả người sử dụng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm