Thuế GTGT đầu ra có được tính vào chi phí?

bởi Anh
Thuế GTGT đầu ra có được tính vào chi phí

Khi chúng ta mua bán hàng hoá, dịch vụ sẽ có những khoản thuế được gọi là thuế giá trị gia tăng. Có hai hình thức thuế giá trị gia tăng hiện nay là thuế giá trị gia tăng đầu vào ( Đây là khoản thuế các doanh nghiệup phải chi trả khi mua bán hàng hoá, dịch vụ và các nghuyên vật liệu ) thứ hai là thuế giá trị gia tăng đầu ra (Đây là khoản thuế doanh nghiệp thu về từ khách hàng khi bán hàng hoá dịch vụ và sẽ phải nộp về ngân sách nhà nước). Hai khoản thuế giá trị gia tăng này có tính chất và quy định hoàn toàn khác nhau. Vậy khoản thuế giá trị gia tăng được tính vào chi phí? Mời bạn đón đọc bài viết “Thuế GTGT đầu ra có được tính vào chi phí?” dưới đây của chúng tôi để có thêm thông tin chi tiết.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư số 219/2014/TT-BTC

Thuế GTGT đầu ra là gì?

Thuế là những khoản tiền chúng ta phải nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiêu dùng hàng hoá dịch vụ hoặc phát sinh những nghĩa vụ. Có nhiều loại thuế hiện nay như thế nhà đất, thuế kinh doanh buôn bán, thuế cầu đường, thuế giá trị gia tăng. Nhưng có lẽ loại thuế len lỏi vào cuộc sống của mỗi chúng ta nhiều nhất là thuế giá trị gia tăng. Hầu hết những hoạt động mà chúng ta tiêu dùng hàng ngày đều cần chịu thuế giá trị gia tăng và mức chịu thuế sẽ được dựa trên số tiền mà chúng ta dùng để tiêu dùng.

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) còn gọi là thuế VAT là một loại thuế gián thu đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hoá và dịch vụ, phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ.
Thuế GTGT được phân biệt làm 2 loại thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào. Cụ thể:

Thuế GTGT đầu ra là số thuế được ghi trên hóa đơn đầu ra (thường là liên xanh hoặc tím) khi doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
Thuế GTGT đầu vào, là số thuế được ghi trên hóa

Để hạch toán được thuế GTGT đầu ra kế toán cần nắm được cách tính của thuế GTGT đầu ra. Ta có:
(1) Công thức tính thuế GTGT đầu ra:

Số thuế GTGT đầu ra=Giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ bán raxThuế suất GTGT của hàng hóa dịch vụ đó

(2) Công thức tính thuế giá trị gia tăng phải nộp:

Số thuế GTGT phải nộp=Số thuế GTGT đầu raSố thuế GTGT đầu vào

Hoặc

Số thuế GTGT phải nộp=(Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra x Thuế suất GTGT của hàng hóa dịch vụ đó)Số thuế GTGT đầu vào 

Kết quả tính toán thuế GTGT đầu ra sẽ là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện hạch toán thuế GTGT phải nộp.

Xem thêm >>

Thuế GTGT dịch vụ công nghệ thông tin tính như thế nào?

Chi phí không hợp lý có được khấu trừ thuế GTGT không?

Đối tượng không chịu thuế GTGT có phải kê khai không?

Các trường hợp không được khấu trừ thuế GTGT

Thuế giá trị gia tăng đối với cá nhân tiêu dùng dịch vụ là khoản thuế trực thu và được thu qua những doanh nghiệp phát hành dịch vụ. Còn đối với doanh nghiệp khi mua bán những nguyên vật liệu cũng phải chịu qua nhiều lần thuế giá trị gia tăng. Những khoản thuế giá trị gia tăng được thuê từ người tiêu dùng sẽ nộp lại cho nhà nước nên khi doanh nghiệp phải chi trả thuế giá trị gia tăng thì sẽ không thể thu lại được. Nắm bắt được tâm lý đó, cơ quan thuế đã đưa ra những quy định cụ thể về việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp trong những trường hợp này.

Nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 7, khoản 15 Điều 14 Thông tư số 219/2014/TT-BTC, cơ sở kinh doanh sẽ không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

– Thuế GTGT đầu vào dùng cho sản xuất kinh doanh hàng không chịu thuế;

– Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT. Tức là hóa đơn phải ghi rõ thuế suất thuế GTGT và tiền thuế GTGT

Ngoại trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT như tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm).

– Hóa đơn không ghi/ghi không đúng 01 trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán dẫn đến không xác định được người bán;

– Hóa đơn không ghi/ghi không đúng 01 trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua dẫn đến không xác định được người mua (trừ trường hợp hóa đơn mang tên tổ chức được ủy quyền mua vào hàng hóa, dịch vụ).

– Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo);

– Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán/trao đổi.

Thuế GTGT đầu ra có được tính vào chi phí
Thuế GTGT đầu ra có được tính vào chi phí

Thuế GTGT đầu ra có được tính vào chi phí?

Nhiều doanh nghiệp mới thành lập có đặt ra những thắc mắc xung quanh việc khoản thuế giá trị gia tăng đầu ra có được tính vào chi phí không? Thì câu trả lời là thuế giá trị gia tăng không được hoạch toán để tính vào chi phí của doanh nghiệp. Vì bản chất thuế giá trị gia tăng cũng không phải một loại chi phí mà các doanh nghiệp phải chịu nên khi hoạch toán doanh nghiệp không được phép hoạch toán khoản thuế này vào chi phí. Đối với thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp có thể thực hiện khấu trừ thuế.

Thường thuế GTGT sẽ áp dụng cho những đối tượng có thu nhập cá nhân, khi có những hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ như làm thủ tục giấy giờ như đất đai, có thêm phí chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư, làm sổ đỏ, làm thủ tục hộ tịch.

Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp/tính vào nguyên giá của tài sản cố định. Ngoại trừ trường hợp hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Cụ thể, khoản 9 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định:

  1. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, các khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện sau sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thứ nhất, khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định pháp luật.

Thứ ba, khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần mà có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo đó, căn cứ vào quy định nêu trên:

– Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp/tính vào nguyên giá của tài sản cố định.

– Trường hợp hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt: Không được khấu trừ thuế GTGT và không được đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

LSX tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thuế GTGT đầu ra có được tính vào chi phí?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề dịch vụ phí chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hoạch toán thuế GTGT đầu ra bằng tài khoản nào?

Theo Điều 52, Thông tư 200/2014/TT-BTC, được bổ sung tại Điều 16, Thông tư 155/2015/TT-BTC, khi hạch toán TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, kế toán lưu ý các nguyên tắc:
“a) Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm.
b) Doanh nghiệp chủ động tính, xác định và kê khai số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho Nhà nước theo luật định; Kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp, đã nộp, được khấu trừ, được hoàn…
c) Các khoản thuế gián thu như thuế GTGT (kể cả theo phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế gián thu khác về bản chất là khoản thu hộ bên thứ ba. Vì vậy các khoản thuế gián thu được loại trừ ra khỏi số liệu về doanh thu gộp trên Báo cáo tài chính hoặc các báo cáo khác.

Có được khấu trừ thuế GTGT đối với khoản chi phí mua quà tặng cho khách hàng không?

Đối với nội dung trên, có thể tham khảo kết luận tại Công văn 90157/CT-TTHT năm 2019 về chi phí hao hụt hàng hóa, chi mua quà tặng khách hàng do Cục thuế Thành phố Hà Nội ban hành như sau:
Trường hợp Công ty của Độc giả kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có phát sinh hoạt động mua hàng hóa dùng để tặng khách hàng thì:
Công ty phải lập hóa đơn, kê khai, tính nộp thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa cho khách hàng, giá tính thuế GTGT được xác định theo giá bán của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động tặng khách hàng.
Đối với giá trị hàng hóa bán ra (chưa có thuế GTGT), thuế GTGT đầu ra của hàng hóa thuộc diện chịu thuế suất GTGT 10% dùng để tặng khách hàng, công ty Độc giả kê khai vào chỉ tiêu [32], [33] của Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT ban hành theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua ngoài mà công ty sử dụng để tặng khách hàng dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT nếu đáp ứng các điều kiện khấu trừ quy định tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính thì được khấu trừ theo nguyên tắc quy định tại Khoản 5 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
Khoản chi phí mua hàng hóa tặng khách hàng của Công ty Độc giả nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì được trừ khi khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có phát sinh hoạt động mua hàng hóa dùng để tặng khách hàng thì:
Doanh nghiệp phải lập hóa đơn, kê khai, tính nộp thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa cho khách hàng, giá tính thuế GTGT được xác định theo giá bán của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động tặng khách hàng.
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua ngoài mà doanh nghiệp sử dụng để tặng khách hàng dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT nếu đáp ứng các điều kiện khấu trừ quy định tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC thì được khấu trừ theo nguyên tắc quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Hoá đơn đối với hàng hoá dịch vụ cho biếu tặng có được khấu trừ thuế giá trị gia tăng không?

Theo quy định tại Khoản 7, Điều 3, Thông Tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điểm b, Khoản 1, Điều 16, Thông Tư 39/2014/TT-BTC về việc lập hoá đơn như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”
Theo quy định trên, khi xuất hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, cho, biếu, tặng thì đều phải lập hóa đơn theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm