Tiệm cầm đồ có cầm sổ hộ khẩu không?

bởi TranQuynhTrang
Tiệm cầm đồ có cầm sổ hộ khẩu không?

Xin chào Luật sư X. Hiện tại, do cần tiền gấp mà không biết xoay xở ở dâu nên tôi muốn mang cầm sổ hộ khẩu của nhà mình. Tôi có thắc mắc rằng tiệm cầm đồ có cầm sổ hộ khẩu không? Nếu pháp luật không cho phép cầm sổ hộ khẩu mà tiệm cầm đồ vẫn cầm thì có bị xử phạt không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Chủ cơ sở kinh doanh có những trách nhiệm gì khi mở tiệm cầm đồ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ

“Điều 29. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trách nhiệm:

1. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh.

2. Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.

3. Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.

4. Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.

5. Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.

6. Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.

7. Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố.”

Như vậy, người kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đảm bảo thực hiện các trách nhiệm theo quy định pháp luật nêu trên.

Tiệm cầm đồ có cầm sổ hộ khẩu không?

Căn cứ quy định pháp luật tại Điều 7 Luật Cư trú 2020 về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

“Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú

1. Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú.

2. Lạm dụng việc sử dụng thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú làm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

3. Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.

4. Không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú hoặc có hành vi nhũng nhiễu khác; không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú; xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trái với quy định của pháp luật.

5. Thu, quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.

Tiệm cầm đồ có cầm sổ hộ khẩu không?
Tiệm cầm đồ có cầm sổ hộ khẩu không?

6. Tự đặt ra thời hạn, thủ tục, giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch thông tin, sổ sách, hồ sơ về cư trú.

7. Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ, tài liệu về cư trú trái với quy định của pháp luật.

8. Lợi dụng việc thực hiện quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

9. Làm giả giấy tờ, tài liệu, dữ liệu về cư trú; sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú; cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú; khai man điều kiện, giả mạo hồ sơ, giấy tờ, tài liệu để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại giấy tờ, tài liệu về cư trú.

10. Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.

11. Giải quyết cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú khi biết rõ người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó.

12. Đồng ý cho người khác đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó.

13. Truy nhập, khai thác, hủy hoại, làm cản trở, gián đoạn hoạt động, thay đổi, xóa, phát tán, cung cấp trái phép thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Theo đó, căn cứ quy định pháp luật nêu trên thì việc cầm cố các giấy tờ về cư trú thuộc hành vi bị nghiêm cấm. Nên việc cầm số sổ hộ khẩu là hành vi trái pháp luật, người vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định.

Như vậy, khi mở tiệm cầm đồ chủ cơ sở cần lưu ý không cầm cố các giấy tờ như sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy chứng nhận sở hữu nhà ở,…để tránh vi phạm pháp luật.

Mức xử phạt khi tiệm cầm đồ cầm sổ hộ khẩu?

Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:

“Điều 9. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;

b) Mua, bán, thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

c) Mượn, cho mượn hoặc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

d) Đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật;

đ) Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 01 đến 03 người lưu trú;

e) Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú;

g) Cầm cố, nhận cầm cố sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú;

h) Hủy hoại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm b và g khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này.

Như vậy,chủ mở tiệm cầm đố nếu nhận cầm sổ hộ khẩu thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tiệm cầm đồ có cầm sổ hộ khẩu không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến công chứng di chúc tại nhà; thủ tục tạm dừng công ty, thành lập công ty giá rẻ; hợp thức hóa lãnh sự; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cầm cố tài sản là gì?

Căn cứ Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 309. Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Những rủi ro khi mở tiệm cầm đồ là gì?

Dễ bị lừa bởi sản phẩm giả
Chủ tiệm có thể bị truy tố trách nhiệm.
Vô tình tiếp tay cho tội phạm trộm cướp.
Thất thoát tài sản, tiền bạc trong quá trình kinh doanh.

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện không?

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Để kinh doanh dịch vụ cầm đồ, sau khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh, cần làm cam kết với các nội dung trên và nộp cho cơ quan công an cấp tỉnh hoặc cấp huyện để có thể kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm