Tiền thưởng lễ tết có tính thuế tncn không năm 2022?

bởi TranQuynhTrang
Tiền thưởng lễ tết có tính thuế tncn không?

Ngày nay, để tăng năng suất lao động, hỗ trợ và khuyến khích người lao động thì bên cạnh tiền lương, doanh nghiệp còn có tiền thưởng. Khi người lao động nắm rõ các khoản tiền thưởng tính thuế hay không tính thuế thu nhập sẽ giúp họ có thể tự tính, cũng như ước lượng được số thuế mà mình phải nộp. Một trong những thắc mắc xoay quanh vấn đề lương thưởng đó là tiền thưởng lễ tết có tính thuế tncn không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân được hiểu là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của cá nhân nhằm thực hiện công bằng xã hội; động viên một phần thu nhập của cá nhân vào ngân sách nhà nước và có thể được sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua việc khuyến khích làm việc hay nghỉ ngơi; thông qua việc thu hay không thu thuế đối với các khoản thu nhập từ kinh doanh, đầu tư,…

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước.

Thuế thu nhập cá nhân đã được áp dụng từ lâu ở các nước phát triển, đối tượng nộp thuế này là mọi dân cư trong nước và người nước ngoài có thu nhập phát sinh ở nước sở tại không phân biệt nghề nghiệp và địa vị xã hội.

Đối tượng nộp thuế TNCN là ai?

Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bổ sung 2012, các đối tượng nộp thuế TNCN bao gồm:

Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
  • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam

Mức thuế thu nhập cá nhân

Đối với cá nhân cư trú

Công thức tính thuế:

Theo khoản 4 Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC thuế TNCN với thu nhập từ thừa kế được xác định như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%

  • Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế là phần giá trị tài sản nhận thừa kế vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận. Giá trị tài sản nhận thừa kế được xác định đối với từng trường hợp:
  • Đối với thừa kế là chứng khoán: Thu nhập tính thuế từ thừa kế là chứng khoán là phần giá trị tài sản nhận thừa kế > 10 triệu đồng tính trên toàn bộ các mã chứng khoán nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào…
  • Thừa kế là vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh: Thu nhập để tính thuế là giá trị của phần vốn góp được xác định căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu phần vốn góp.
  • Thừa kế là bất động sản là giá trị bất động sản.
  • Các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng là giá trị tài sản được xác định trên cơ sở bảng giá tính lệ phí trước bạ do UBND cấp tỉnh quy định.

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế:

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ thừa kế là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế.

Đối với cá nhân không cư trú

Công thức tính thuế:

Theo Điều 23 Thông tư 111/2013/TT-BTC cách tính thuế TNCN với cá nhân không cư trú được tính như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%

Trong đó:

  • Thu nhập chịu thuế từ nhận thừa kế của cá nhân không cư trú là phần giá trị > 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh thu nhập nhận được tại Việt Nam.
  • Cách xác định thu nhập tính thuế được tính như với cá nhân cư trú.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế:

Tiền thưởng lễ tết có tính thuế tncn không?
Tiền thưởng lễ tết có tính thuế tncn không?

Đối với thu nhập từ thừa kế: thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản tại Việt Nam.

Tiền thưởng lễ tết có tính thuế tncn không?

Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 và Điểm e Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm cả tiền thưởng, trừ 4 trường hợp:

– Tiền thưởng kèm theo danh hiệu được Nhà nước phong tặng.

– Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.

– Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.

– Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, tiền thưởng Tết vẫn phải nộp thuế TNCN nếu tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công đến mức phải nộp thuế.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền thưởng Tết

Lưu ý: Khi tính số thuế thu nhập cá nhân mà người lao động phải nộp thì không tách riêng tiền thưởng Tết, lương tháng 13 mà được gộp chung để tính tổng thu nhập.

Trường hợp 1: Người lao động ký hợp đồng từ 03 tháng trở lên

Căn cứ Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (1)

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ (2)

Thu nhập chịu thuế xác định theo công thức sau:

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn (3)

Căn cứ theo những công thức tính thuế trên, để tính chính xác số thuế phải nộp cần thực hiện tuần tự theo các bước sau:

Bước 1. Tính tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công

Bước 2. Tính các khoản thu nhập được miễn thuế (nếu có)

Bước 3. Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (3)

Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ như giảm trừ gia cảnh, giảm trừ tiền bảo hiểm bắt buộc,…

Bước 5. Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)

Bước 6. Tính số thuế thu nhập phải nộp theo công thức (1).

Trường hợp 2: Người lao động không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng

Điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả thu nhập cho cá nhân.

Theo đó, tổ chức, cá nhân trả tiền lương, thưởng Tết và các khoản thu nhập khác cho người lao động từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì khấu trừ tại nguồn 10% trước khi trả thu nhập.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung “Tiền thưởng lễ tết có tính thuế tncn không?“. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, xác nhận tình trạng hôn nhân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, đổi tên giấy khai sinh, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp…của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Tại sao pháp luật quy định tiền thưởng tết phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Thuế là nguồn thu ổn định và chủ yếu của quốc gia, thuế chính là công cụ quan trọng để nhà nước điều tiết thị trường hướng dẫn tiêu dùng theo hướng tích cực, bảo vệ thị trường trong nước và đảm bảo cân bằng giữa các nhóm lợi ích trong xã hội bằng cách tăng thuế, giảm thuế; hoặc miễn thuế.

Pháp luật quy định về tiền thưởng tết của người lao động như thế nào?

Tại Điều 104 Bộ luật lao động 2019; có quy định về vấn đề tiền thưởng cho người lao động như sau:
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Căn cứ theo quy định được trích dẫn trên; có thể thấy pháp luật không quy định bắt buộc doanh nghiệp phải thưởng Tết cho người lao động. Việc doanh nghiệp có thưởng Tết cho người lao động hay không; điều này phụ thuộc vào quy định cụ thể của từng doanh nghiệp; thỏa thuận của doanh nghiệp với người lao động. Có thể là trong hợp đồng lao động, hoặc thỏa ước lao động,… Nói chung cũng tùy vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; và các chỉ số mức độ hoàn thành công việc của từng người lao động cụ thể.

Tiền thưởng tết có phải đóng bảo hiểm không?

Theo quy định hiện hành, tiền thưởng của người lao động làm việc tại doanh nghiệp bao gồm tiền thưởng lương tháng thứ 13 (thưởng Tết) là tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm không làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm