Xin chào Luật sư, tôi là Hoàng ở Hải Phòng. Gần nhà tôi có một hộ gia đình mới chuyển tới. Họ tiến hành xây dựng nhà ở và xây thêm một nhà kho nhỏ ở mảnh đất công của địa phương. Chúng tôi đã nói chuyện với họ về vấn đề này vì khu đất này là nơi giải trí của trẻ em và người cao tuổi tại phường. Nhưng do họ có người nhà trong phường nên cứ lờ đi và tiếp tục xây dựng. Chúng tôi rất bức xúc và muốn làm đơn tố cáo trường hợp này. Mong được Luật sư tư vấn thêm.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn sẽ được LSX giải đáp qua bài viết “Tố cáo lấn chiếm đất công như thế nào? ” dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai 2013
Lấn chiếm đất đai là gì?
Hành vi lấn chiếm đất đai là một hành vi vi phạm pháp luật đất đai nghiêm trọng. Trước đây khi sự quản lý về đất đai cũng như hệ thống quản lý còn lỏng lẻo thì những hành vi lấn chiếm đất đai xảy ra thường xuyên và gây ra khá nhiều hệ luỵ cho những người có quyèn và lợi ích liên quan. Nhiều hành vi lấn chiếm sau đó chiếm đoạt và đăng kí thành tài sản của mình. Vậy theo quy định pháp luật hiện nay thì lấn chiếm đất đai được hiểu như thế nào?
– Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới mảnh đất dể mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
– Hành vi chiếm đất thông thường sẽ là hành vi sử dụng đất mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc giao quyền sử dụng đất.
– Một số trường hợp được coi là chiếm đất:
+ Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
+ Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
+ Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng( trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuâts nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
+ Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
– Như vậy, lấn chiếm đất là cá nhân, tổ chức sử dụng phần đất chuyển sang, lấn chiếm lấn chiếm sang mốc giới hạn hoặc ranh giới ban đầu của mảnh đất đã được quy định để mở rộng thêm diện tích phần đất đó mà không có sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc không được sự đồng y cho phép của chủ sở hữu mảnh đất đã bị lấn chiếm.
>> Xem thêm: Các trường hợp phải ký giáp ranh đất
Nội dung đơn tố cáo lấn chiếm đất đai bao gồm những gì?
Nhiều người vì bức xúc với những hành vi lấn chiếm này đã làm đơn tố cáo lấn chiếm đất đai. Vậy nội dung của đơn tố cáo lấn chiếm đất đai là gì? Đơn tố cáo lấn chiếm đất đai có hình thức như những đơn tố cáo bình thường khác. Điều khác biệt của đơn tố cáo lấn chiếm đất đai là nội dung và cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Nội dung chính của đơn tố cáo lấn chiếm đất đai liên quan đến hành vi vi phạm về pháp luật đất đai của cá nhân, tổ chức.
– Đơn tố cáo đất đai là giấy tờ pháp lý được chủ thể dùng để nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết phần đất của mình đã bị lấn chiếm một cách bất hợp pháp mà không thể giải quyết được với bên kia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhằm bảo đảm tài sản mà mình đang có. Việc đó nhằm mục đích giải quyết vấn đề một cách rõ ràng, minh bạch và nhanh gọn giữa các bên trong việc sử dụng đất và đòi lại phần đất bị lấn chiếm.
Một đơn tố cáo về việc lấn chiếm đất bao gồm những nội dung sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày/ tháng/ năm
- Tên đơn kiện lấn chiếm đất
- Kính gửi: Nơi cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo lấn chiếm đất
- Thông tin của bên đưa đơn tố cáo tố cáo lấn chiếm đất: Họ và tên, năm sinh, địa chỉ, CCCD hoặc CMTND
- Thông tin của bên bị tố cáo lấn chiếm đất: Họ và tên, địa chỉ của cá nhân hoặc tổ chức bị tố cáo
- Nội dung của đơn tố cáo: Lý do nộp đơn tố cáo, trình bày về hành vi lấn chiếm đất, việc lấn chiếm đất được thực hiện vào thời điểm nào, diện tích đất lấn chiếm là bao nhiêu, mảnh đất đó được đứng tên ai, việc tố cáo này được thực hiện lần nào chưa, hậu quả của việc lấn chiếm đất như nào…
- Yêu cầu của chủ thể nộp đơn tố cáo: mong muốn của chủ thể bị lấn chiếm đất mong cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc một cách nhanh chóng, xác thực, công bằng; giải quyết để đòi lại mảnh đất bị lấn chiếm; bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng về quyền sử dụng mảnh đất đó.
- Cam kết của người làm đơn tố cáo việc lấn chiếm đất.
- Chữ ký( ghi rõ họ và tên ) của người làm đơn tố cáo.
Hồ sơ đi kèm theo đơn tố cáo lấn chiếm đất đai
Khi nộp đơn tố cáo lấn chiếm đất đai bạn cũng nên lưu ý tới hồ sơ đi kèm. Khi bạn nộp hồ sơ thì những giấy tờ chứng minh nhân thân là rất quan trọng. Nếu bạn là người bị ảnh hưởng tới lợi ích thì có thể cần có thêm những giấy tờ chứng minh giá trị, diện tích và những điều mà bạn trình bày là đúng sự thật. Nếu đơn tố cáo không phải liên quan đến quyền lợi cũng như tài sản của bạn thì có thể không cần cung cấp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhưng trong đơn cần nêu mối quan hệ của bạn với tài sản.
-Để giúp cho việc xác nhận việc chứng minh khi nộp mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất đai, khách hàng nên có một số giáy tờ kèm theo như:
Sổ hộ khẩu người tố cáo( bản sao)
CMND/CCCD của người tố cáo( bản sao)
Các bằng chứng về đối tượng, tổ chức thực hiện hành vi lấn chiếm đất( video, giấy tờ, hình ảnh, đoạn chat kèm theo, người làm chứng,…)
Văn bản thể hiện tình trạng của tài sản( mảnh đất) bị ảnh hưởng : giá trị mảnh đất, diện tích bị thu hẹp,…
Chữ ký xác nhận của các hộ gia đình xung quanh, hàng xóm láng giềng, cơ quan chức năng( UBND xã/ phường…) xác thực về tổn thất và ảnh hưởng của phần đất bị lấn chiếm.
- Mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất công:
Mời bạn xem thêm
- Quy định nguyên tắc trả lương theo thỏa thuận như thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận cảm tình đảng có thời hạn bao lâu?
- Mẫu viết giấy nợ thông dụng năm 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tố cáo lấn chiếm đất công như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là diện tích rừng đặc biệt quan trọng, có vai trò sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. Vì vậy, diện tích rừng này là diện tích luôn được bảo vệ đặc biệt.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Trong trường hợp chưa có Ban quản lý rừng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét giao khoán cho người đang sử dụng đất lấn chiếm để bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và có thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy, diện tích lấn chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong lĩnh vực đất đai thì hành vi lấn chiếm đất được coi là hành vi không được phép, bao gồm cả đất công, loại đất không thuộc quyền sở hữu của bất kì chủ thể nào riêng biệt trong xã hội mà do nhà nước đại diện quản lý để mục phụ cho mục đích công cộng của toàn xã hội như đường xá, cầu cống, an ninh quốc phòng… Theo quy định của Điều 204 Luật Đất đai năm 2013 hiện hành thì, mỗi cá nhân được công bằng như nhau và thực hiện quyền công dân theo Hiến pháp quốc gia, vì thế cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng và quản lý đất đai. Và việc giải quyết tố cáo này được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Đối với các chủ thể có hành vi lấn chiếm đất công, thì theo quy định tại Điều 13 Luật tố cáo năm 2018 có quy định riêng về vấn đề thẩm quyền giải quyết đối với việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đất đai, theo đó, khi xuất hiện hiện tượng lấn chiếm đất công, người dân sẽ làm đơn phản ánh về việc các gia đình và các chủ thể có hành vi lấn chiếm đất công lên Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã phường, về việc có những công dân nơi chủ tịch có thẩm quyền quản lý có những hành vi vi phạm pháp luật.
Bởi lẽ, hành vi lấn chiếm đất đai được xác định là một trong những hành vi vi phạm pháp luật đất đai, ảnh hưởng đến quyền lợi của những hộ xung quanh, tùy vào tính chất mức độ mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Vì thế nếu phát hiện thì có quyền tố cáo hành vi vi phạm, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính thì cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phát hiện và tố cáo nhằm đấu tranh phòng chống hành vi vi phạm. Sau khi xác minh, xét thấy đất đó không thuộc sở hữu của người bị tố cáo, xuất hiện hành vi lấn chiếm đất công trên thực tế thì sẽ tiến hành xử phạt và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đồng thời cũng buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lấn chiếm đất của nhà nước.
Nếu trong quá trình thực hiện quyền, mà xét thấy có dấu hiệu bao che từ cán bộ, thì bên cạnh việc có đơn tố cáo về việc xuất hiện hành vi lấn chiếm đất công sẽ làm đơn tố giác hành vi sai trái của các cán bộ bao che, trong đó nêu rõ việc người có thẩm quyền tiếp nhận nhưng không xử lý, kéo theo hiện tượng chây ỳ kéo dài, gửi tới chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh do cấp dưới mà họ quản lý không thực thi tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.