Chào Luật sư, hiện nay hoạt động cải cách tư pháp đang được thực hiện nên việc xét xử của nước ta ngày càng có nhiều tiến bộ, công bằng và khách quan. Tôi muốn hỏi có phải tất cả phiên tòa xét xử đều công khai hay không? Toà án nhân dân luôn xét xử công khai đúng hay sai? Tại sao lại ưu tiên việc xét xử công khai? Luật quy định như thế nào về việc tiến hành xét xử công khai? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Định nghĩa nguyên tắc xét xử công khai
Theo Từ điển tiếng Việt, nguyên tắc với nghĩa chung nhất được hiểu là “điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm”. Nguyên tắc được coi là cái không thể thiếu trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người, bảo đảm cho những hoạt động đó đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao.
Theo từ điển Luật học thì “xét xử là hoạt động đặc trưng, là chức năng nhiệm vụ của Tòa án. Tòa án là cơ quan duy nhất của một nước đảm nhiệm chức năng xét xử, không ai có thể buộc tội mà không qua xét xử của Tòa án và kết quả xét xử phải được công bố bằng bản án. Vì xét xử là hoạt động của Tòa án, một hoạt động đặc trưng của việc thực hiện chức năng tư pháp của Nhà nước, nên hoạt động này được tiến hành theo cách thức hay thủ tục nhất định dựa trên những nguyên tắc tố tụng hết sức nghiêm ngặt. Bởi vì kết quả của nó ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan.
Trong từ điển Tiếng Việt “công khai” được giải thích như sau: “Công khai là việc không giữ kín mà để cho mọi người đều có thể biết”. Tính công khai trong công tác xét xử được hiểu là việc xét xử các vụ án được tiến hành một cách công khai, mọi người đều có thể tham dự và theo dõi diễn biến của phiên tòa xét xử.
Như vậy, có thể nói nguyên tắc xét xử công khai là những tư tưởng chỉ đạo đòi hỏi các nhà làm luật khi xây dựng pháp luật phải đảm bảo cho hoạt động xét xử được tiến hành một cách công khai. Đối với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thực hiện công tác xét xử thì pháp luật đòi hỏi phải tuân thủ tính công khai của hoạt động xét xử, trừ những trường hợp pháp luật có quy định xử kín.
Nguyên tắc xét xử công khai hiện nay có mấy quan điểm?
Trong khoa học pháp lý hiện nay, nguyên tắc xét xử công khai có nhiều quan điểm khác nhau như sau:
Quan điểm thứ nhất: Mọi hoạt động xét xử của Tòa án bao gồm xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo thủ tục đặc biệt (giám đốc thẩm, tái thẩm) đều phải tiến hành công khai. Quan điểm này cho rằng phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm giống một phiên toà xét xử thông thường, là nơi diễn ra tranh luận và quyết định hướng giải quyết vụ án.
Quan điểm thứ hai: Nguyên tắc xét xử công khai chỉ áp dụng đối với thủ tục xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm, không áp dụng đối với thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
Quan điểm thứ ba: Chỉ xét xử công khai đối với phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm bởi nguyên tắc cơ bản trong TTHS là thực hiện chế độ hai cấp xét xử, đối với giám đốc thẩm và tái thẩm Tòa án không phải là một cấp xét xử, không sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án không mở phiên tòa mà chỉ là một cuộc họp nhằm xem xét tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị mà thôi.
Tại phiên họp giám đốc thẩm, hội đồng giám đốc thẩm chỉ căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ mà căn cứ vào đó, Tòa án cấp dưới đã xét xử vụ án; không xem xét chứng cứ, tài liệu mới. Vì vậy, hội đồng không cần thiết phải nghe người bị kết án hay người khác trình bày về các tình tiết của vụ án. Mặt khác, tại phiên họp, hội đồng giám đốc thẩm chỉ có nhiệm vụ xét nội dung kháng nghị, nếu có căn cứ thì hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra hay xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án; nếu thấy kháng nghị không có căn cứ thì giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Do đó, quyết định của hội đồng giám đốc thẩm không trực tiếp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án cũng như những người liên quan đến kháng nghị, nên sự có mặt của họ tại phiên toà giám đốc thẩm không bắt buộc. Mặt khác, lúc này án đã có hiệu lực pháp luật, đã hoặc đang thi hành, thậm chí đã thi hành xong, những người này không còn là người tham gia tố tụng và việc tham gia phiên toà không còn là quyền hoặc nghĩa vụ tố tụng của họ.
Đối với thủ tục tái thẩm, quan điểm về thủ tục này cũng tương đồng với thủ tục giám đốc thẩm. “Tái thẩm được hiểu không phải là một cấp xét xử mà là một thủ tục đặc biệt theo đó bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực được xem xét lại trên cơ sở có kháng nghị của người có thẩm quyền khi phát hiện có các tình tiết, chứng cứ mới mà các tình tiết, chứng cứ mới này chưa được xem xét và đánh giá ở trong các giai đoạn xét xử trước”.
Theo tác giả, cách hiểu theo quan điểm thứ hai và thứ ba chưa hợp lý vì tính chất đặt biệt của thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm, nên tính công khai của nó bị giới hạn. Bởi trong trường hợp cần thiết, người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị cũng được mời tham gia phiên hợp giám đốc thẩm và tái thẩm.
Toà án nhân dân luôn xét xử công khai đúng hay sai?
Thông qua Hiến pháp – đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất cùng với các văn bản pháp luật chuyên ngành đều quy định việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi công dân từ đủ 16 tuổi trở lên đều có thể tham dự và Tòa án phải công bố tất cả các quyết định được thông qua trong quá trình xét xử của vụ án. Tòa án xét xử công khai ở trụ sở Tòa án nhưng trong một số trường hợp cần phát huy mạnh mẽ tác dụng giáo dục và phòng ngừa của công tác xét xử, thì Tòa án có thể tiến hành các phiên tòa xét xử lưu động tại nơi xảy ra tội phạm. Nguyên tắc xét xử công khai không chỉ áp dụng đối với hoạt động xét xử sơ thẩm mà còn đối với cả hoạt động xét xử phúc thẩm.
Cụ thể hóa nguyên tắc này thông qua các hoạt động của Tòa án qua việc quy định về công khai quyết định đưa vụ án ra xét xử, thời gian, địa điểm mở phiên tòa phải được niêm yết công khai trước khi xét xử; tại phiên tòa công khai các chứng cứ, tài liệu điều tra trong giai đoạn điều tra, bản cáo trạng… sau khi xét xử cần phải tuyên án công khai và bản án đó Tòa án có thể công bố trên báo chí, đài phát thanh hoặc bằng các phương tiện thông tin đại chúng khác để mọi người được biết. Để đảm bảo cho nguyên tắc công khai được thực hiện xuyên suốt, pháp luật TTHS cũng đã có những quy định cụ thể như quy định về thủ tục chuẩn bị xét xử, thủ tục bắt đầu phiên tòa, xét hỏi, tranh luận, tuyên án…
Tuy nhiên, đảm bảo nguyên tắc xét xử công khai không có nghĩa là trong tất cả mọi trường hợp với mọi vụ án đều xét xử công khai mà có những trường hợp đặc biệt cần giữ gìn bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ hay để bảo vệ người chưa thành niên thì Tòa án được tiến hành xử kín. Xử kín là một chế định đã được quy định ngay từ Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1988 đầu tiên của nước ta và được khẳng định lại tại Điều 18 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003.
Việc quy định xử kín là hoàn toàn hợp lý, vì lợi ích của xã hội, vì lợi ích của đương sự, thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với nhân phẩm danh dự của đương sự trong vụ án. Quy định này chẳng những không vi phạm quy định về nguyên tắc xét xử công khai mà nó còn phù hợp với xu hướng phát triển chung của luật pháp luật TTHS trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay hai khái niệm “thuần phong mỹ tục của dân tộc” và “bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ” vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền giải thích một cách cụ thể, chi tiết để áp dụng thống nhất. Vì thế, trên thực tế một vụ án có thuộc trường hợp xử kín hay không chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan của cơ quan xét xử.
Vướng mắc khi xét xử công khai là gì theo quy định hiện nay?
Về thuần phong mỹ tục của dân tộc:
Ngày 08/05/2012 tại Tòa ánh nhân dân tỉnh Cà Mau đã xét xử sơ thẩm công khai Vụ án hình sự thụ lý số: 20/2011/HSST ngày 13/3/2012 đối với bị cáo Cao Văn Sơn sinh năm 1955 và bị hại Cao Kim Thanh sinh năm 1995. Bị cáo đã bị Viện kiểm soát nhân dân tỉnh Cà Mau truy tố về tội hiếp dâm trẻ em theo bản cáo trạng số 17/KSĐT-TA ngày 12/3/2012. Bị cáo là một người cha, đáng ra bị cáo phải yêu thương, chăm sóc, giáo dục để con mình phát triển toàn diện về mặt thể chất và tinh thần, nhưng bị cáo lai xâm hại tình dục chính đứa con ruột của mình nhiều lần trong khoảng thời gian dài, hành vi của bị cáo trái với đạo đức xã hội, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Với tư cách là một yếu tố thuộc giá trị truyền thống của dân tộc, những tư tưởng và tình cảm, những thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử của một gia đình, một dân tộc nhất định được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, chính vì thế theo tác giả những vụ án như thế đáng lẽ ra phải được xét xử kín nhằm giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ gìn nét văn hóa của người Á Đông trong quan hệ với bạn bè quốc tế.
Về bí mật đời tư của đương sự:
Ngày 13/01/2015 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang đã mở phiên tòa công khai để xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 38/2014/HSST ngày 17/12/2014 đối với vị cáo Nguyễn Đức Việt sinh năm 1996 và bị hại Huỳnh Thị Ngọc Trâm sinh năm 2000, bị cáo bị Viện kiểm soát nhân dân huyện Gò Công Tây truy tố về tội giao cấu với trẻ em theo bản cáo trạng số 01/KSĐT-TA ngày 15/12/2014. Hành vi của các bị cáo tuy là đặt biệt nghiêm trọng vì đã xâm hại đến tình dục trẻ em, khách thể được luật hình sự bảo vệ, nhưng vụ án liên quan đến bí mật đời tư của các bị hại, hơn thế nữa các bị hại lại là trẻ vị thành niên, các bị hại còn tương lai rất dài, việc xét xử công khai hành vi của các bị cáo tuy có tác dụng giáo dục, phòng ngừa tội phạm, nhưng sẽ làm mất đi tương lai của một đứa trẻ, ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ vị thành niên, theo tác giả những vụ án như thế cần được xét xử kín để bảo vệ bí mật đời tư của bị hại.
Nguyên tắc xét xử công khai chỉ áp dụng khi nào?
Nguyên tắc xét xử công khai chỉ được áp dụng đối với thủ tục xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm, không áp dụng đối với thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
Việc quyết định xét xử công khai hay xét xử kín là do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cân nhắc dựa vào nội dung vụ án và yêu cầu của đương sự mà đưa ra quyết định.
Đối với những trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án có thể tiến hành xét xử kín, không nhất thiết xét xử công khai.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Toà án nhân dân luôn xét xử công khai đúng hay sai?″. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; Thành lập công ty , tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; Xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký lại khai sinh trực tuyến; Đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, Tra cứu thông tin quy hoạch; …. của luật sư X, hãy liên hệ hotline: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tra cứu công ty đại chúng năm 2022 nhanh, đơn giản
- Quy định về ngành nghề đăng ký kinh doanh gồm những gì
- Quy định pháp luật về khai sinh cho con khi chưa đăng ký kết hôn 2022?
Câu hỏi thường gặp
Xét xử kín là không phải tất cả mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa như trường hợp xét xử công khai nhưng phải tuyên án công khai.
Căn cứ Khoản 9 Điều 234 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Chỉ những người được Hội đồng xét xử đồng ý mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho ngồi để hỏi, trả lời, phát biểu.
heo điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên thì:
– Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân (không mặc áo choàng);