Tội thao túng thị trường chứng khoán bị xử lý ra sao?

bởi Sao Mai
Tội thao túng thị trường chứng khoán bị xử lý ra sao?

Chào Luật sư. Thời gian gần đây nhiều vụ án nổi cộm về hành vi thao túng thị trường chứng khoán đảo lộn thị trường gần đây ngày 10/01/2022 ông Trịnh Văn Quyết thao túng giá cổ phiếu FLC bằng cách ông chỉ đạo em gái lập nhiều tài khoản để giao dịch thao túng giá với 6 mã chứng khoán: FLC, ROS, ART, HAI, AMD, GAB.. Cho tôi hỏi để nhận dạng hành vi thao túng thị trường chứng khoán cần xét đến những đặc điểm gì? Mức xử phạt đối với tội này được quy định như thế nào?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin liên quan đến vấn để trên. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết “Tội thao túng thị trường chứng khoán bị xử lý ra sao?” dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý:

Đặc điểm nhận dạng tội thao túng thị trường chứng khoán

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, thao túng thị trường chứng khoán là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, gồm một, một số hoặc tất cả các hành vi dưới đây:

– Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

– Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;

– Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;

– Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;

– Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;

– Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

Chi tiết các cách thao túng thị trường chứng khoán

Theo các nghiên cứu và sự kiện đã diễn ra, có 03 cách phổ biến thực hiện hành vi phạm pháp này mà nhà đầu tư rất dễ bị đánh lừa.

Thứ nhất, tung tin (đồn) là phương thức cơ bản nhất và dễ thực hiện nhất trong tất cả các chiêu trò thao túng giá được sử dụng trên thị trường. Những thông tin ngụy tạo này không nhất thiết phải đến từ các tờ báo lớn uy tín. Nó có thể đến từ một chuỗi các dạng tin tồn trôi nổi trên mạng được thiết kế tinh vi để đầu đọc nhận thức của người xem. Và tất nhiên, nhà đầu tư rất khó để kiểm chứng mức độ tin cậy của các thông tin này.

Thứ hai, những “ông lớn” sẽ thay đổi giá của cổ phiếu bằng cách thực hiện các tác động đến giá thực tế. Điều này sẽ làm thay đổi dòng tiền tương lai, ví dụ như bán một chi nhánh của doanh nghiệp mà không thông báo cho các cổ đông.

Cuối cùng là thao túng dựa trên các giao dịch, tạo nên các mua bán giả. Việc thao túng sẽ được che giấu bằng các giao dịch mua-bán cổ phiếu thông thường. Loại này khá khó để có thể ngăn chặn bởi các thao tác tương đồng với hành động diễn ra bên ngoài thị trường.

Hậu quả của việc thao túng thị trường chứng khoán

Dễ thấy nhất, thao túng thị trường chứng khoán gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Do tin vào thông tin sai lệch, nhà đầu tư mua vào số lượng lớn cổ phiếu. Sau đó, giá cổ phiếu sụt giảm, nhà đầu tư nhận lỗ, thậm chí mất trắng.

Thao túng thị trường chứng khoán không chỉ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu mà còn ảnh hưởng đến giá trị các khoản đầu tư. Các doanh nghiệp không thể phân tích và xác định chính xác đâu là khoản đầu tư tốt nhất. Từ đó, bỏ lỡ hoặc trì hoãn các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cuối cùng làm giảm số lượng việc làm, tăng số người thất nghiệp, làm chậm sự phát triển kinh tế.

Giá cổ phiếu thường là cơ sở để đánh giá tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với cổ phiếu bị thao túng, giá cổ phiếu không thể hiện đúng “sức khỏe” của doanh nghiệp. Thêm nữa, việc gia tăng số lượng giao dịch dẫn tới tăng thanh khoản trong thời gian ngắn. Điều này gây khó khăn cho việc tập trung vốn của doanh nghiệp phát hành, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, thao túng thị trường chứng khoán còn có thể liên quan đến các hoạt động phạm tội khác như gian lận và rửa tiền. Do đó, để thị trường chứng khoán, nền kinh tế lớn mạnh, phải có những biện pháp để ngăn chặn hành động này.

Tội thao túng thị trường chứng khoán bị xử lý ra sao?
Tội thao túng thị trường chứng khoán bị xử lý ra sao?

Tội thao túng thị trường chứng khoán bị xử lý ra sao?

Phạt hành chính

Dựa theo quy định trong khoản 30 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP), cá nhân thao túng thị trường chứng khoán sẽ bị phạt tiền gấp 10 lần số tiền thu trái pháp luật nhưng không dưới 1,5 tỷ đồng. Đối với tổ chức vi phạm, số tiền phạt không dưới 3 tỷ đồng.

Như vậy, nếu cá nhân thực hiện thao túng thị trường chứng khoán, không thu lợi trái pháp luật hoặc 10 lần số tiền đó thấp hơn 1,5 tỷ đồng sẽ chịu mức nộp phạt 1,5 tỷ đồng. Nếu tổ chức vi phạm, không thu lời bất chính hoặc 10 lần số tiền bất chính thấp hơn 3 tỷ sẽ phải nộp phạt 3 tỷ đồng.

Phạt hình sự

Trong Điều 211 Bộ Luật Hình sự quy định cá nhân, tổ chức có hành vi thao túng thị trường chứng khoán ngoài việc buộc phải nộp lại khoản thu trái pháp luật có được, còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nghĩa là có thể bị phạt tù.

  • Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng, hay gây thiệt hại từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng sẽ bị phạt tiền từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù trong thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm.
  • Người phạm tội thao túng thị trường chứng khoán thuộc một trong các trường hợp như sau: phạm tội có tổ chức, thu lợi bất chính từ 1,5 tỷ đồng trở lên, gây thiệt hại từ 3 tỷ đồng trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm sẽ bị phạt tiền từ 2 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 4 năm.
  • Ngoài ra, người phạm tội này có thể bị phạt tiền từ 50 – 250 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 1 đến 5 năm.

Tổ chức phạm tội thao túng thị trường chứng khoán có mức phạt như sau:

  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 211 Bộ luật Hình sự, bị phạt tiền từ 2 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 211 Bộ luật Hình sự, bị phạt tiền từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự, bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • Phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng, cấm kinh doanh và cấm hoạt động trong một số lĩnh vực được quy định hoặc bị cấm huy động vốn trong thời hạn từ 1 năm đến 3 năm.

Ngoài ra, còn một số hình thức phạt bổ sung khác đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán như:

  • Đình chỉ hoạt động kinh doanh, cung cấp các dịch vụ chứng khoán từ 1 – 3 tháng đối với công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
  • Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán từ 18 tháng đến 24 tháng đối với người hành nghề chứng khoán có hành vi vi phạm.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết về “Tội thao túng thị trường chứng khoán bị xử lý ra sao?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới Tra cứu chỉ giới xây dựng… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Các nhà đầu tư nên làm gì để hạn chế thao túng giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường?

Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nên
– Cập nhật kiến thức pháp luật liên quan đến đầu tư cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam.
– Quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán có trách nhiệm.
Theo đó, chỉ mở một tài khoản tại một tổ chức được phép kinh doanh chứng khoán để giao dịch. Không cho các tổ chức hoặc cá nhân khác sử dụng tài khoản chứng khoán của mình để giao dịch cổ phiếu niêm yết; thường xuyên cập nhật tài khoản giao dịch để phát hiện và xử lý kịp thời các giao dịch bất thường trên tài khoản của nhà đầu tư.

Tại sao trái phiếu Doanh nghiệp gần đây lại phát triển mạnh mẽ vậy?

Vì trước đây thị trường này vốn chỉ là sân chơi của các nhà đầu tư tổ chức có vốn lớn như ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư…Xu hướng trên đã thay đổi từ vài năm gần đây khi nhu cầu vốn của các doanh nghiệp ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ trong khi nhà đầu tư thì cần kiếm tìm kênh đầu tư mới cho lãi suất cao hơn tiết kiệm. Hai nhu cầu này được khớp nối với nhau thông qua kênh bán lẻ trái phiếu.
Các đơn vị phân phối bán lẻ trái phiếu, thường là các công tychứng khoán, sẽ mua khối lượng lớn trái phiếu (mua buôn), rồi bán lẻ lại cho các nhà đầu tư cá nhân và cắt hưởng phần lợi nhuận trong lãi suất doanh nghiệp trả.

Cần lưu ý gì khi đánh giá mô hình kinh doanh của DN phát hành trái phiếu?

– Đây là doanh nghiệp có lịch sử kinh doanh lâu đời hay là doanh nghiệp mới thành lập ? Những thương hiệu lớn khi đi vay họ có nhiều cái để mất, các công ty mới thành lập sẽ cần xem xét nhiều điểm hơn.
– Ngành nghề của doanh nghiệp có tạo ra dòng tiền thường xuyên hay không ? Những doanh nghiệp bán mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, hàng tiêu dùng sẽ ít rủi ro hơn những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào chu kỳ kinh tế và tiến độ dự án như bất động sản.
– Doanh nghiệp có nằm trong số những doanh nghiệp có khả năng sống sót cuối cùng trong ngành không khi ngành xảy ra cạnh tranh khốc liệt ? Những doanh nghiệp như vậy thường có lợi thế cạnh tranh bền vững và lúc ngành khó khăn nhất lại là lúc thị phần tăng trưởng tốt nhất.
– Mô hình kinh doanh có dễ hiểu hay không ? Những doanh nghiệp đa ngành nghề và/hoặc cơ cấu công ty con/liên kết chằng chịt, cơ cấu cổ đông phức tạp kém minh bạch là những doanh nghiệp sẽ cần nhiều nỗ lực để hiểu hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp chỉ có một ngành nghề cốt lõi với cấu trúc đơn giản.
– Tiềm năng tăng trưởng của ngành mà doanh nghiệp đó đang hoạt động có khả quan không? Ví dụ ngành có dư cung không? (ví dụ như ngành cảng ở khu vực Hải Phòng, ngành xi măng); Có đứng trước một bước chuyển tiêu cực không (vd như ngành taxi truyền thống trước sự cạnh tranh của taxi công nghệ); Nhu cầu sản phẩm đã bão hòa chưa hay vẫn đang tăng trưởng ?

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm