Tội tổ chức đá gà sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

bởi Đinh Tùng
Tội tổ chức đá gà sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Trung Quân, vừa rồi tôi có sang nhà bác chơi thì phát hiện bác đang tổ chức đá gà tại nhà. Tôi có khuyên bác hành vi như vậy là trái quy định pháp luật nhưng bác không nghe và cho rằng đây chỉ là hình thức giải trí thông thường nên không cần lo. Chính vì vậy mà tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về tội tổ chức đá gà sẽ bị xử phạt hành chính ra sao để từ đó có thể cảnh báo cho bác tôi. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi tội tổ chức đá gà sẽ bị xử phạt như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Tội tổ chức đá gà sẽ bị xử phạt như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Chơi đá gà là gì?

Chơi đá gà (chọi gà) là một trong những trò chơi dân gian phổ biến của nước ta, trong người chơi sẽ sử dụng các loại gà khác nhau để tham gia “đá lộn” và xem con gà nào thắng.

Chơi đá gà là một trong những trò chơi dân gian phổ biến của nước ta, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, dần dần các cuộc thi chọi gà ngày càng bị biến tướng, trở thành một hình thức cá cược, độ tiền nhằm mục đích kiếm tiền.

Trong trường hợp chơi đá gà để ăn tiền được coi là hành vi đánh bạc trái phép và tùy theo mức độ vi phạm, quy mô cá cược mà người tổ chức và những người tham gia có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Tội tổ chức đá gà sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tại Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định hành vi đánh bạc trái phép như sau:

“Điều 28. Hành vi đánh bạc trái phép

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

b) Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng;

c) Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép;

d) Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép;

đ) Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

b) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;

c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

a) Làm chủ lô, đề;

b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;

c) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này.”

Theo đó, tội tổ chức đá gà như trên sẽ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng. Tuy nhiên đây là mức phạt tiền đối với cá nhân, còn nếu tổ chức thì mức phạt tiền sẽ nhân đôi (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

“Điều 4. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Tội tổ chức đá gà sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Tội tổ chức đá gà sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Theo quy định pháp luật thì chơi đá gà có bị phạt tù hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về xử phạt hình sự đối với tội đánh bạc như sau:

“Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Theo đó, trong trường hợp chơi đá gà để ăn tiền có giá trị lớn hơn 5.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích thì có thể bị truy cứu hình sự về tội đánh bạc.

Người phạm tội đá gà ăn tiền có thể chịu mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra, trong trường hợp bạn tổ chức chơi đá gà ăn tiền thì còn có thể bị truy tố về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật hành chính đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tội tổ chức đá gà sẽ bị xử phạt như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như đơn xin tạm ngừng kinh doanh,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đảng viên tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức thì sẽ bị xử lý kỷ luật với hình thức gì?

Căn cứ theo điểm đ khoản 3 Điều 49 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:
“Điều 49. Vi phạm quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội
[…]
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Tổ chức sản xuất, bán hoặc lưu hành, tán phát các văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại.
b) Sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép hoặc tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy.
c) Sử dụng hành vi đòi nợ trái pháp luật dưới mọi hình thức.
d) Tổ chức chứa chấp và môi giới mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm.
đ) Chủ mưu, khởi xướng, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức hoặc đã bị xử lý về hành vi đánh bạc nhưng tiếp tục tái phạm.”

Người tổ chức đánh bạc để thu lợi nhưng không trực tiếp tham gia có thể phạm tội gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
“Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, trong trường hợp biết rõ số tiền đó là tiền có được từ hành vi đánh bạc có vi phạm pháp luật mà vẫn cố tình tiêu thụ thì có thể phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Tùy vào các yếu tố liên quan mà mức phạt được quy định khác nhau, nặng nhất có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Việc sử dụng phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc được quy định như thế nào?

Căn cứ Công văn 196/TANDTC-PC năm 2018 về áp dụng điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự do Tòa án nhân dân tối cao ban hành:
“Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự được hiểu là việc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để đánh bạc trực tuyến (như hình thành nên các chiếu bạc online hoặc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc, gá bạc).
Việc người phạm tội sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử khác như là phương tiện để liên lạc với nhau (ví dụ: nhắn tin qua điện thoại, qua email, zalo, viber…. để ghi số đề, lô tô, cá độ đua ngựa…) mà không hình thành nên các trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì không thuộc trường hợp “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự.” 
Như vậy, việc sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện hành vi phạm tội được quy định như trên,

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm