Chào Luật sư, tôi mới vào làm nhân viên thử việc cho một công ty tài chính. Vị trí làm việc của tôi là nhân viên kế toán. Hôm nay sếp có giao nhiệm vụ cho tôi tra cứu hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp. Tuy nhiên do tôi làm trái ngành nên không biết thế nào. Tôi loay hoay mất một buổi lâu nhưng không có kết quả. Đồng nghiệp của tôi không thân thiện lắm nên tôi cũng không hỏi họ về cách làm. Tra cứu hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp thế nào? Việc tra cứu hóa đơn đầu vào hiện nay được thực hiện như thế nào theo quy định? Mong được luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề “Tra cứu hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp” chúng tôi xin tư vấn đến bạn như sau:
Hóa đơn điện tử hợp pháp hiện nay là gì?
Hiện nay hóa đon điện tử được sử dụng rộng rãi và thay thế cho hóa đơn giấy thông thường. Hóa đơn điện tử giúp cho việc xuất hóa đơn nhanh chóng và tiện lợi hơn nhiều so với việc xuất hóa đơn giấy. Vậy trước hết cần biết đúng về khái niệm hóa đơn điện tử. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hóa đơn điện tử hợp pháp hiện nay có thể được hiểu như sau:
Theo quy định mới tại Khoản 7 và Khoản 8, Điều 3, Nghị định 123/2020/NĐ-CP:
“ 7. Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định này.
8. Hóa đơn, chứng từ giả là hóa đơn, chứng từ được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn, chứng từ đã được thông báo phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn, chứng từ hoặc làm giả hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử.”
Nội dung hóa đơn điện tử hiện nay gồm những gì?
Hóa đơn điện tử hiện nay cũng giống như hóa đơn giấy, cần đảm bảo có đầy đủ những thông tin cần thiết và quan trọng. Một số nội dung của hóa đơn điện tử gồm có tên hóa đơn, những thông tin của bên xuất hóa đơn và bên được xuất hóa đơn. Những vấn đề về nội dung hóa đơn được thể hiện chi tiết bên dưới đây và được chúng tôi tư vấn thành những ý chi tiết như sau:
Theo Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nội dung hóa đơn điện tử được quy định bao gồm:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
- Tên liên hóa đơn: Đối với hóa đơn do cơ quan Thuế đặt in.
- Số hóa đơn.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán và người mua.
- Tên, đơn vị, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất GTGT, tổng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT.
- Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua (tùy trường hợp sẽ quy định không cần chữ ký người mua).
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử.
- Mã của cơ quan thuế đối với trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
- Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại.
- Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
- Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn.
Tra cứu hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp thế nào?
Hiện nay việc tra cứu hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp hết sức quan trọng và cần đảm bảo sự chính xác trong hóa đơn. Bởi vì nó có liên quan đến những vấn đề khác của công ty cũng như phản ánh tình hình kinh doanh sản xuất của công ty đó một cách khách quan. Quy định về tra cứu hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp và các cách để tra cứu hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp hiện nay là:
Khái niệm hóa đơn đầu vào hợp lý có liên quan trực tiếp đến điều kiện ghi nhận chi phí hợp lý được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC sửa đổi bởi Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”
Theo đó, khi lấy hóa đơn đầu vào, Kế toán cần lưu ý 3 vấn đề nêu trên để khoản chi được ghi nhận là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
Hiện hóa đơn phát sinh thường phụ thuộc vào doanh thu hoạt động kinh doanh như mua bán sản phẩm, làm dịch vụ mẫu thừa kế tài sản đất đai, làm giấy tờ hành chính mang lại. doanh nghiệp dựa vào đó để có thông tin hóa đơn phù hợp
Trong trường hợp nào thì ngừng sử dụng hóa đơn điện tử?
Hóa đơn điện tử được sử dụng nhiều hơn vì tính tiện lợi và những ưu điểm của nó. Xuất hóa đơn điện tử nhanh chóng hơn so với hóa đơn giấy, đồng thời việc lưu trữ hóa đơn cũng dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều. Vậy có trường hợp nào mà công ty/doanh nghiệp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử hay không? Qiuy định về ngừng sử dụng hóa đơn điện tử hiện nay có những vấn đề đáng lưu ý như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế trong những trường hợp như sau:
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh;
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;
– Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
– Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
– Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập để thực hiện mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn điện tử để trốn thuế theo quy định thì cơ quan thuế ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn điện tử; doanh nghiệp bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Khuyến nghị
LSX tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ làm hóa đơn điện tử đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tra cứu hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo mẫu thừa kế tài sản đất đai…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Chuyển đổi đất canh tác sang đất thổ cư như thế nào?
- Lấn chiếm đất rừng phòng hộ bị xử phạt thế nào?
- Mẫu giấy sang nhượng đất mới năm 2023
Câu hỏi thường gặp
+ Có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
+ Theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và điều tra.
– Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
– Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
Số hóa đơn được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 08 chữ số, bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm có tối đa đến số 99 999 999.