Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng?

bởi
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng?

Pháp luật Việt Nam ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hàng hóa, dịch vụ khuyết tật lưu thông trên thị trường gây thiệt hại cho người tiêu dùng? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý:

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007

Nội dung tư vấn:

Khi có hàng hóa khuyết tật lưu thông trên thị trường, sẽ có 2 nghĩa vụ của người cung cấp hàng hóa phát sinh. Trách nhiệm thu hồi hàng hóa khuyết tật và bồi thường thiệt hại do hàng hóa khuyết tật gây ra. (nếu có)

1. Bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng là gì?

Bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng là một loại trách nhiệm dân sự đặc thù trong quan hệ tiêu dùng. Theo đó, buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại mà mình gây ra, bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và về tinh thần cho người tiêu dùng.

Bộ luật Dân sự 2015 xác định, chủ thể của quan hệ pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng bao gồm chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại  trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó cho người tiêu dùng, dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng và chủ thể được bồi thường thiệt hại.

2. Chủ thể bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng

  1. Tổ chức, cá nhân tổ chức và thực hiện việc sản xuất
  2. Thương nhân; cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.
  3. Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa; tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa;

Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại. Cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa;

Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa

Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định. Người sản xuất, nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng trong trường hợp hàng hóa gây thiệt hại do lỗi của nhà sản xuất, nhập khẩu không bảo đảm chất lượng hàng hóa. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 62.

Người bán hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người tiêu dùng trong trường hợp thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng không bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62.

Điều 62. Các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng

Người sản xuất, người nhập khẩu không phải bồi thường trong các trường hợp sau đây:

a) Người bán hàng bán hàng hóa đã hết hạn sử dụng; người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;

b) Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;

c) Đã thông báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật đến người bán hàng, người sử dụng trước thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;

d) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của sản phẩm tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;

e) Thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng;

g) Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng.

Người bán hàng không phải bồi thường cho người mua, người tiêu dùng trong các trường hợp sau đây:

a) Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;

b) Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;

c) Đã thông báo hàng hóa có khuyết tật đến người mua, người tiêu dùng nhưng người mua, người tiêu dùng vẫn mua, sử dụng hàng hóa đó;

d) Hàng hóa có khuyết tật do người sản xuất, người nhập khẩu tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của hàng hóa tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;

e) Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng.

Luật này chưa đề cập đến trường hợp cả người sản xuất, người nhập khẩu và người bán hàng đều có lỗi trong việc không bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, ở luật khác như Luật Thương mại có quy định trách nhiệm đối với hàng hóa hư hỏng, không đảm bảo chất lượng sản phẩm theo mức lỗi của từng bên, có thể được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn! Tham khảo nhiều hơn tại https://lsx.vn/

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm