Trách nhiệm của cán bộ đảng viên khi tham gia mạng xã hội là gì?

bởi BuiNgan
Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội (MXH) đã có bước phát triển mạnh mẽ, tác động lớn đến đời sống xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mạng xã hội cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Song cũng phải nhận thấy, các thế lực thù địch, tội phạm đã và đang biến nó thành công cụ đắc lực cho các hoạt động chống phá nhà nước.

Cùng Luật sư X tìm hiểu trách nhiệm của cán bộ đảng viên khi tham gia mạng xã hội qua bài viết dưới đây.

Lợi ích của mạng xã hội

Tại Việt Nam, MXH bắt đầu du nhập từ những năm 2000 dưới hình thức các trang nhật ký điện tử (blog). Bất kỳ ai chỉ với chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng hay máy tính cá nhân có kết nối internet đều có thể tham gia vào MXH.

Mạng xã hội mang lại rất nhiều tiện ích, nổi bật là:

  • Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, vai trò của MXH đã và đang được các cơ quan, tổ chức nhà nước sử dụng một cách có hiệu quả, giúp thu hẹp khoảng cách với người dân. Ví dụ: Tháng 10/2015, Chính phủ đã lập 02 tài khoản Facebook là “Thông tin Chính phủ” và “Diễn đàn Cạnh tranh quốc gia” giúp người dân tiếp cận kịp thời các văn bản, quy phạm pháp luật mới ban hành, thông tin thời sự chính trị, kinh tế – xã hội, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Việc này không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân mà còn góp phần thiết thực định hướng dư luận trên MXH.
  • MXH góp phần tích cực vào sự phát triển nhận thức, tư duy và kỹ năng sống của con người. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, người dùng sẽ luôn nhận được những thông tin cập nhật kịp thời về lĩnh vực, vấn đề mà mình quan tâm theo dõi. Qua đó giúp họ có thể nắm bắt được các xu thế của đời sống phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, dễ dàng học miễn phí các kiến thức đa dạng lĩnh vực như: ngoại ngữ, nấu ăn, sửa chữa, giao tiếp, tâm lý, thể thao,…
  • MXH góp phần tích cực vào sự phát triển của văn hóa cộng đồng. Nhờ áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, MXH cho phép người dùng có thể kết nối, tương tác với bạn bè, gia đình, cộng đồng ngày một thuận tiện hơn. Công tác xã hội như cứu trợ thiên tai, xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn, tai nạn … có nhiều khởi sắc. Nội lực của cộng đồng được phát huy hiệu quả hơn trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội. Các hình thức kinh doanh online trên MXH của cá nhân và doanh nghiệp ngày càng phát triển.
  • MXH góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa của Việt Nam. Các MXH tạo ra những cơ hội, khả năng tiếp xúc, giao lưu văn hóa, thúc đẩy xích lại gần nhau, hiểu biết lẫn nhau giữa dân tộc ta với các dân tộc khác trên thế giới.

Trách nhiệm của cán bộ đảng viên khi tham gia mạng xã hội

Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội là gì?
Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội là gì?

Nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng, đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên, ngày 25/10/2021 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã ban hành Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm, thay thế Quy định số 47-QĐ/TW ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.

Quy định số 37-QĐ/TW nêu một số điều đảng viên không được làm liên quan đến mạng internet và MXH như:

  • Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không thực hiện trách nhiệm nêu gương; chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi; “tư duy nhiệm kỳ”, đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng.
  • Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những thông tin, quan điểm trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
  • Viết bài hoặc cung cấp tài liệu cho người khác viết, nói, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, không đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định. Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; tán phát bài viết, bài nói, phỏng vấn, hồi ký, phim, ảnh không đúng quy định.

Để tỉnh táo, sáng suốt làm tốt nhiệm vụ đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch, âm mưu xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội, mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức cần lưu ý và thực hiện tốt một số nội dung sau:

  • Đẩy mạnh việc học tập chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tích cực học tập, quán triệt Cương lĩnh, đường lối, chiến lược, sách lược của Đảng, Nhà nước trên mọi lĩnh vực; chủ động nghiên cứu nâng cao năng lực chuyên môn, tạo dựng cho bản thân nền tảng tri thức chính trị – xã hội đúng đắn, khoa học, cách mạng, đủ trình độ đấu tranh với các thế lực thù địch, phản động trên mạng xã hội.
  • Mỗi cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, đoàn thể trong sinh hoạt, công tác cần thường xuyên tổ chức sinh hoạt nhằm kịp thời trao đổi, làm rõ, vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn từ những thông tin độc hại của các thế lực thù địch, phản động.
  • Phải thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tại địa phương, cơ quan, đơn vị nơi mình sinh sống, công tác, nhất là nắm bắt trên không gian mạng xã hội. Qua đó, kịp thời phát hiện, góp ý, phê bình,… không để đồng chí, đồng nghiệp của mình bị lôi kéo, dụ dỗ mà cố ý hoặc vô tình ủng hộ, chia sẻ, loan truyền những thông tin phản động, độc hại trên mạng xã hội.
  • Tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng; giữ vững bản lĩnh chính trị, tính tiên phong, gương mẫu của người đảng viên; nêu cao ý thức tự lực, tự cường vượt qua mọi cám dỗ vật chất, danh lợi; kiên gan, bền chí trước mọi thủ đoạn, mưu mô thâm độc của kẻ thù.

Mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức cần nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình khi tham gia mạng xã hội để ngăn chặn, đẩy lùi những thông tin sai lệch của thế lực phản động, chống phá nhà nước. Bên cạnh đó, cần phải sáng suốt chọn lọc thông tin để tiếp nhận cũng như để chia sẻ với đồng nghiệp, với bạn bè những thông tin chính xác, đúng sự thật, tránh chia sẻ thông tin sai sự thật, chưa được kiểm chứng gây tổn hại đến cá nhân, tổ chức. Việc chia sẻ thông tin sai thực thật cá nhân còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với những hình phạt với mức độ khác nhau.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội là gì?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty trọn gói, công chứng ủy quyền tại nhà mẫu tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, bảo hộ logo độc quyền, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, tra cứu quy hoạch xây dựng …của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội áp dụng với ai?

Bộ Quy tắc áp dụng cho 03 nhóm đối tượng: (i) Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng mạng xã hội; (ii) Tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội; (iii) Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam.

Quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội

Tôn trọng, tuân thủ pháp luật;
Lành mạnh;
An toàn, bảo mật thông tin và
Trách nhiệm, mỗi nhóm đối tượng tham gia, sử dụng mạng xã hội còn có một số quy tắc khác cần áp dụng.

Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước

1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước thực hiện nội dung quy định tại Điều 4 của Bộ Quy tắc này.
2. Thực hiện nội quy của cơ quan, tổ chức về việc cung cấp thông tin lên mạng xã hội.
3. Thông báo tới cơ quan chủ quản để kịp thời có hướng xử lý, trả lời, giải quyết khi có những ý kiến, thông tin trái chiều, thông tin vi phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm