Pháp nhân là các tổ chức đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được công nhận có tư cách pháp nhân. Khi vi phạm pháp luật, các pháp nhân cũng sẽ bị xử lý theo quy định. Pháp nhân được chia thành pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân phi thương mại” qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Pháp nhân thương mại là gì?
Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên, pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác
Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân
Quy định về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại được thể hiện cụ thể trong Điều 75, Bộ luật hình sự năm 2015. Theo đó pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau:
(1) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
(2) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
(3) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
(4) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của BLHS.
Về nguyên tắc áp dụng BLHS đối với pháp nhân thương mại phạm tội, thì tại Điều 74 BLHS quy định “Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này (Chương XI “Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội” BLHS); theo quy định khác của Phần thứ nhất của BLHS. Tuy nhiên, ngoài những quy định tại Chương XI “Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội” của BLHS, thì những quy định khác của Phần thứ nhất của BLHS lại khó có thể áp dụng trực tiếp đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Do vậy, có một loạt các vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại cần nghiên cứu.
Ví dụ:
+ Lỗi của pháp nhân thương mại trong việc thực hiện tội phạm là gì? Các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự (về mặt chủ quan của việc cá nhân thực hiện tội phạm như:
(1) Nhân danh pháp nhân thương mại;
(2) Vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
(3) Có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thận của pháp nhân thương mại) có phải là lỗi hay hình thức lỗi của pháp nhân thương mại phạm tội hay không;
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân phi thương mại như thế nào?
Điều 75 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
“1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.
2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.“
Qua đây, có thể thấy pháp nhân thương mại phạm tội khi thỏa mãn các điều kiện sau:
Hành vi phạm tội thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại
Điều kiện này được hiểu là hành vi phạm tội do một người hoặc một số người được pháp nhân thương mại giao hoặc ủy quyền thực hiện một nhiệm vụ nào đó và khi thực hiện họ nhân danh pháp nhân thương mại đó.
Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại
Điều kiện xảy ra khi một người hoặc một số người thực hiện hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại giao hoặc uỷ quyền đều vì lợi ích của pháp nhân thương mại chứ không vì lợi ích cá nhân của họ.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội họ lại lợi dụng pháp nhân thương mại để thực hiện thêm hành vi vì lợi ích cá nhân thì chỉ hành vi nào vì lợi ích của pháp nhân thương mại mới buộc pháp nhân thương mại phải chịu, còn hành vi nào vượt ra ngoài lợi ích của pháp nhân thương mại mà vì lợi ích cá nhân họ thì họ phải chịu.
Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại
Điều kiện này tức là: Hành vi phạm tội của một hoặc một số người phải có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. Sự chỉ đạo điều hành thể hiện ở sự chỉ đạo của những người đứng đầu hoặc của một tập thể pháp nhân thương mại như: Giám đốc, Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc của công ty.
Ngoài sự chỉ đạo, điều hành của những người nhân danh pháp nhân thương mại còn có trường hợp tuy không có sự chỉ đạo, điều hành nhưng lại có sự chấp thuận của những người đứng đầu pháp nhân thương mại thì hành vi phạm tội cũng là hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại.
Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Pháp nhân thương mại phạm tội cũng giống như người phạm tội, Bộ luật hình sự sự cũng quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân thương mại tuỳ thuộc vào tội phạm thực hiện:
- 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng
- 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng
- 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng
- 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Cũng như đối với người phạm tội, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự như trên, chủ thể tội phạm này lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với người phạm tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Khi áp dụng các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội cần chú ý: Việc xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân. Nếu hành vi của cá nhân đủ yếu tố cấu thành bất kì tội nào quy định trong BLHS thì cá nhân đó vẫn bị xử lý hình sự theo tội đó.
Chỉ xử lý hình sự pháp nhân thương mại đối với một số tội theo quy định
Pháp nhân thương mại tuy là chủ thể của tội phạm, nhưng không phải là chủ thể của tất cả các tội phạm quy định trong Bộ luật hình sự. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự một số tội phạm có liên quan trực tiếp đến hoạt động của pháp nhân thương mại. Cụ thể, pháp nhân thương mại chỉ bị xử lý hình sự đối với 33 tội theo quy định tại Điều 76 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Trong số 33 tội danh thì: Có những tội liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của pháp nhân thương mại như tội trốn thuế; tội buôn lậu; tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động… nhưng cũng có tội ít liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của pháp nhân thương mại như: Tội tài trợ khủng bố và Tội rửa tiền.
Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại
Đối với pháp nhân thương mại Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76, Bộ luật hình sự 2015. Hình phạt pháp nhân thương mại phải chịu có thể là:
– Phạt tiền
– Đình chỉ hoạt động có thời hạn
– Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
– Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong lĩnh vực nhất định
– Cấm huy động vốn
Ngoài các hình phạt trên pháp nhân thương mại có thể bị áp dụng thêm một số biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 82, Bộ luật hình sự 2015
Các biện pháp tư pháp chỉ áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 46 và 82 BLHS, bao gồm: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xẩy ra. Mặc dù chưa được thực tiễn áp dụng pháp luật (do chưa có pháp nhân thương mại nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự) kiểm nghiệm nhưng về ngôn ngữ, thì nội hàm biện pháp “Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu” quy định tại khoản 2 Điều 82 BLHS chưa thực sự rõ ràng. Bởi lẽ, nếu chỉ căn cứ vào ngôn ngữ của điều luật thì chưa thể phân biệt “Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu” với “sửa chữa thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra” với tư cách là một trong những biện pháp tư pháp chung quy định tại khoản 1 Điều 48 BLHS; hoặc “Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dưng không đúng với giấy phép” với nghĩa là một trong những nội dung của biệp pháp tư pháp “Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra” quy định tại điểm a khoản 3 Điều 82 BLHS.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hành vi của pháp nhân được thực hiện bởi ai?
- Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không?
- Tổ chức có tư cách pháp nhân là gì?
- Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?
- Cơ quan nhà nước có tư cách pháp nhân không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân phi thương mại”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: thành lập công ty liên doanh, điều kiện pháp lý của pháp nhân, tư vấn về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
– Cơ quan nhà nước: Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, mang quyền lực nhà nước. Trong trường hợp cần thiết để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, hoạt động quyền lực đó mang tính cưỡng chế bằng bộ máy đặc biệt.
– Đơn vị vũ trang nhân dân: khoản 1 Điều 12 Luật quốc phòng năm 2005 quy định: “Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ”. Trong đó, lực lượng Quân đội bao gồm Lục quân, Hải quân, Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, đặt dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng và chịu sự điều động của Bộ Tổng tham mưu; Lực lượng Công an bao gồm An ninh và Cảnh sát, chịu sự quản lý của Bộ Công an. Riêng lực lượng Dân quân – Tự vệ là lực lượng quản lý hỗn hợp của Bộ Quốc phòng và cơ quan hành chính địa phương,
– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Mục đích thành lập pháp nhân phi thương mại tùy thuộc vào từng tổ chức cụ thể, tuy nhiên các tổ chức là pháp nhân phi thương mại đều không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Nếu có lợi nhuận phát sinh sẽ được sử dụng để duy trì các hoạt động của tổ chức mà không phân chia cho các thành viên. Hiện nay, qua khái niệm về pháp nhân phi thương mại trên có thể thấy pháp nhân phi thương mại là tổ chức, có tư cách pháp nhân, hoạt động nhằm mục đích, lợi ích cộng đồng. Có thể hiểu, mục đích của pháp nhân phi thương mại mục đích chính không phải kinh doanh, cũng càng không phải vì kiếm lợi nhuận cho cá nhân hay tổ chức nào, mục đích chính là mang lợi ích cho một nhóm đối tượng nhất định mà pháp nhân phi thương mại thành lập ra hướng tới để hỗ trợ cho những nhóm đối tượng đó. Ví dụ: một số tổ chức tu viện, một số tổ chức hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn…
Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
Cấm huy động vốn;
Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Đối với mỗi hành vi phạm tội thì pháp nhân thương mại chỉ phải chịu một hình phạt chính nhưng có thể bị xử phạt nhiều hình phạt bổ sung kèm theo.