Có thể thấy, trong những năm gần đây, ngày càng nhiều người nước ngoài sang Việt Nam sinh sống và cư trú lâu dài. Tuy nhiên, để sinh sống lâu dài tại Việt Nam, người nước ngoài cần phải tiến hành thủ tục xin cấp thẻ thường trú tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, trình tự thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài được thực hiện ra sao? Nộp hồ sơ cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại cơ quan nào? Lệ phí cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài là bao nhiêu? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thẻ thường trú cho người nước ngoài là gì?
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019), thẻ thường trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
Cụ thể, người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
Thẻ thường trú tiếng anh là “Permanent residence card”.
Điều kiện để được xem xét cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài
Điều 40 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019) quy định Điều kiện để được xem xét cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài như sau:
Điều 40. Điều kiện xét cho thường trú
1. Người nước ngoài quy định tại Điều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam gồm:
- Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
- Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
- Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
- Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.
3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh. đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.
Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài
Thành phần hồ sơ
Điều 41 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019) quy định:
Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn xin thường trú;
b) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
c) Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
d) Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
đ) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này;
e) Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.
Trình tự thủ tục
Bước 1. Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Bước 2. Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.
Bước 3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.
Bước 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.
Bước 5. Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú.
Mẫu đơn xin cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài
Bạn có thể tham khảo và tải về Mẫu đơn xin cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại đây:
Nộp hồ sơ cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại cơ quan nào?
Nơi nộp hồ sơ đề nghị giải quyết cho thường trú được quy định như sau:
– Đối người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước hoặc người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
– Đối với người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh hoặc người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước thì nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin cấp thẻ thường trú.
Thời gian giải quyết thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài mất bao lâu?
Thời hạn giải quyết Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài: Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.
Lệ phí cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài
Lệ phí cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài như sau:
- Thẻ tạm trú có thời hạn không quá 02 năm: 145 USD/thẻ
- Thẻ tạm trú có thời hạn từ trên 02 năm đến 05 năm: 155 USD/thẻ
- Thẻ tạm trú có thời hạn từ trên 05 năm đến 10 năm: 165 USD/thẻ.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới đổi tên giấy khai sinh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Các trường hợp được xét cho thường trú:
Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước”.
Điều 42 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019) quy định Thủ tục giải quyết cho thường trú đối với người không quốc tịch như sau:
Người không quốc tịch quy định tại khoản 4 Điều 39 của Luật này nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tạm trú. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn xin thường trú;
b) Giấy tờ chứng minh đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ trước năm 2000 và đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Thủ tục giải quyết cho người không quốc tịch thường trú thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 41 của Luật này.
Nơi nộp hồ sơ đề nghị giải quyết cho thường trú được hướng dẫn bởi khoản 3 Điều 5 Thông tư 31/2015/TT-BCA như sau:
“3. Nơi nộp hồ sơ đề nghị giải quyết cho thường trú:
a) Người xin thường trú theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 của Luật nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
b) Người xin thường trú theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 39 của Luật nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú.”
Theo đó, trường hợp người nước ngoài được vợ là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh phải nộp hồ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú.