Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế

bởi Bảo Nhi
Tranh chấp thừa kế quy định chi tiết

Việc chia thừa kế đã được những cơ quan có thẩm quyền giải quyết và chỉ định phân chia đồng đều cho mọi người nhận di sản thừa kế ấy. Tranh chấp thừa kế là thủ tục tư vấn để chia thừa kế theo quy định pháp luật khi không có di chúc kể cả có di chúc. Khi một thân của họ đã đi, tài sản họ để lại sẽ được chia thừa kế cho con cháu đó là quyền và nghĩa vụ của người được hưởng di sản. Vậy nên khi phân chia di sản như thế nào để tuân thủ theo quy định pháp luật và bảo đảm quyền lợi các bên cũng như thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tranh chấp thừa kế” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Hình thức thừa kế theo quy định

Thừa kế theo di chúc

Căn cứ theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Hình thức của di chúc được lập bằng văn bản hoặc bằng miệng

Người lập di chúc có quyền cho người được hưởng thừa kế theo di chúc khi người chết có để lại di chúc và di chúc đó có hiệu lực pháp luật, người thừa kế vào thời điểm mở thừa kế còn sống hoặc cơ quan, tổ chức vẫn còn tồn tại và không từ chối việc nhận di sản.

Thừa kế không có di chúc

Căn cứ theo Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Trường hợp người chết không để lại di chúc hoặc di chúc do người đó để lại không hợp pháp thì di sản của người đó sẽ được chia theo pháp luật. Hoặc trong trường hợp người chết để lại di chúc chỉ chia một phần tài sản còn một phần không chia thì phần không chia sẻ được thực hiện chia thừa kế theo pháp luật.

Phân loại các dạng tranh chấp thừa kế

Trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết vụ án thừa kế, có thể phân chia thành bốn loại tranh chấp thừa kế sau:

Loại tranh chấp thứ nhất: Tranh chấp về chia di sản thừa kế. Loại tranh chấp này phát sinh từ yêu cầu chia di sản thừa kế của các đương sự trong vụ án thừa kế.

Loại tranh chấp thứ hai: Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế. Tranh chấp này phát sinh từ yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của một hoặc một số người.

Loại tranh chấp thứ ba: Tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế. Tranh chấp này phát sinh từ yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của đương sự.

Loại tranh chấp thứ tư: Tranh chấp về buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế

Tranh chấp thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Theo đó Toà án Nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết, cụ thể Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự thuộc điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 trừ khoản 7 điều này

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài, bao gồm: đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài.

Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm;
  • Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn
  • Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy đối với các tranh chấp mà tài sản thừa kế là động sản thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế sẽ là tòa án nơi cư trú của bị đơn có thẩm quyền. Cần lưu ý, đối với các trường hợp tranh chấp thừa kế là bất động sản (như nhà ở, quyền sử dụng đất) thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là nơi có bất động sản.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

Tranh chấp thừa kế quy định chi tiết
Tranh chấp thừa kế quy định chi tiết

Bước 1: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo Điều 190, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Bước 2: Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện

  • Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
  • Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 ; Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
  • Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Tòa án thụ lý vụ án và ra thông báo đến các cơ quan và cá nhân liên quan

Bước 3: Tiến hành hòa giải

Bước 4: Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử

Thời hiệu khởi kiện đối với di sản thừa kế

Căn cứ theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Lưu ý: Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

  • Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
  • Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Tranh chấp thừa kế” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến Giấy phép sàn thương mại điện tử… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Phương thức giải quyết tranh chấp gồm những phương thức nào?

Những cách giải quyết khi có tranh chấp thừa kế như sau:
Thương lượng: là việc bàn bạc nhằm đi đến thỏa thuận giải quyết một vấn đề nào đó giữa các bên. Thương lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạt của các bên.
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp bằng một bên thứ ba làm trung gian để gợi mở phương hướng giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế của hai bên.
Tòa án là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp thừa kế theo Khoản 5, Điều 26, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Những cơ sở giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế là gì?

Các trường hợp có thể yêu cầu để giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:
Di chúc không có hiệu lực do người lập di chúc vào thời điểm lập không đủ tỉnh táo, minh mẫn hoặc bị ép buộc lập di chúc. Hoặc di chúc vi phạm về hình thức được quy định theo pháp luật. Trong di chúc quy định về điều cấm của pháp luật hoặc vi phạm đạo đức xã hội.
Việc chia di sản trong di chúc không đảm bảo quyền lợi của các đối tượng được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc bao gồm con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mất khả năng lao động.
Người thừa kế không thực hiện nghĩa vụ đối với phần di sản được hưởng thừa kế.
Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan được hưởng di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm