Đăng ký tạm trú tạm vắng được quy định là nghĩa vụ và đồng thời mang lại những thuận lợi nhất định cho cá nhân khi chuyển sang địa bàn khác sinh sống, làm việc và cả học tập. Thông thường việc đăng ký tạm trú sẽ thường được người cho thuê nhà đăng ký cho người thuê. Nhưng cũng có một vài trường hợp bất ngờ người thuê trọ phải tự mình chuẩn bị hồ sơ để tự đăng ký với Công an địa phương. Khi di chuyển đến nơi khác sinh sống cần làm thủ tục tạm trú tạm vắng. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục làm đăng ký tạm trú tạm vắng” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm tạm trú, tạm vắng
Căn cứ theo Khoản 7 Điều 2 Luật Cư trú 2006 có quy định như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
7. Tạm vắng là việc công dân vắng mặt tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian nhất định.”
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2020 được quy định như sau:
“Điều 27. Điều kiện đăng ký tạm trú
1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.”
Điều kiện đăng ký tạm trú tạm vắng
Trường hợp phải đăng ký tạm trú
Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên thì phải đăng ký tạm trú.
“Điều 27. Điều kiện đăng ký tạm trú
1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.”
Thời hạn tạm trú của công dân tối đa là 02 năm và được gia hạn nhiều lần.
Lưu ý, không được đăng ký tạm trú mới tại 05 địa điểm quy định tại Điều 23 Luật Cư trú như sau:
“Điều 23. Địa điểm không được đăng ký thường trú mới
1. Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
2. Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
3. Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
5. Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
- Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ, di tích lịch sử – văn hóa, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống..
- Chỗ ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng.
- Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chỗ ở là nhà đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết.
- Chỗ ở bị tịch thu; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
- Nhà ở có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp phải khai báo tạm vắng
Công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú, cụ thể:
“Điều 31. Khai báo tạm vắng
1. Công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng trong các trường hợp sau đây:
a) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;
b) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với người không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài.”
Trường hợp | Đối tượng |
Đi khỏi phạm vi hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên | Bị can, bị cáo đang tại ngoại;Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang được tại ngoại hoặc hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án;Người bị kết án phạt tù hưởng án treo đang trong thời gian thử thách;người đang chấp hành án phạt quản chế hoặc cải tạo không giam giữ;Người được tha tù trước hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;Người đang chấp hành các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;Người chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng nhưng đang hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành;Người bị quản lý trong thời gian xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng. |
Đi khỏi phạm vi hành chính cấp huyện nơi cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên | Người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự;Người đang phải thực hiện nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. |
Đi khỏi phạm vi hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên | Không thuộc các trường hợp trên, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài. |
Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng
Hồ sơ đăng ký tạm trú tạm vắng
Xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ xác nhận của cơ quan xã nơi thường trú.
Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Nếu chỗ ở đó là do thuê, mượn, ở nhà chung chủ thì phải được chủ nhà hoặc người cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản về việc cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình.
Bản khai nhân khẩu (HK01).
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02).
Thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, thị trấn. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
Bước 3: Nhận kết quả: Nộp giấy biên nhận.
+ Trường hợp được giải quyết đăng ký tạm trú: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ tạm trú, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).
+ Trường hợp không giải quyết đăng ký tạm trú: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký tạm trú và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
Thời gian đăng ký tạm trú tạm vắng
Công dân đang làm việc, học tập, sinh sống ở xã phường, thị trấn khác. Không thuộc trường hợp đăng ký thường trú ở địa phương đó. Thời hạn đăng ký tạm trú tạm vắng trong vòng 30 ngày kể từ ngày đến. Cần phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, nếu công dân đã đăng ký tạm trú, nhưng lại không làm việc, học tập hay sinh sống ở nơi đăng ký. Lúc này tên người đó sẽ bị xóa khỏi sổ đăng ký tạm trú.
Lệ phí đăng ký tạm trú, tạm vắng
Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người được cơ quan đăng ký cư trú giải quyết việc đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật.
Lệ phí đăng ký cư trú đối với việc đăng ký và quản lý cư trú gồm:
– Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người, gia hạn tạm trú;
– Tách hộ;
– Điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
– Xác nhận thông tin về cư trú;
– Việc đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách thì lệ phí đăng ký được tính với từng cá nhân như đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú cho một người.
Lệ phí đăng ký cư trú
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định các khỏa phí thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh như sau:
Danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
1. Lệ phí đăng ký cư trú (đối với hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện).
2. Lệ phí cấp chứng minh nhân dân (đối với hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện).
3. Lệ phí hộ tịch.
4. Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (đối với cấp phép do cơ quan địa phương thực hiện).
5. Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất.
6. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng.
7. Lệ phí đăng ký kinh doanh.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì HĐND cấp tỉnh sẽ quy định mức thu lệ phí đăng ký cư trú, cụ thể mức thu đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Căn cứ xác định mức thu lệ phí đăng ký cư trú theo Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC (được sửa đổi bởi điểm Đ khoản 3 Điều 1 Thông tư 106/2021/TT-BTC) như sau:
“Căn cứ xác định mức thu phí và lệ phí
Đối với các khoản lệ phí
Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người được cơ quan đăng ký cư trú giải quyết việc đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật.
– Lệ phí đăng ký cư trú đối với việc đăng ký và quản lý cư trú gồm: Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người, gia hạn tạm trú, tách hộ, điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, xác nhận thông tin về cư trú. Việc đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách thì lệ phí đăng ký được tính với từng cá nhân như đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú cho một người.
– Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp, đảm bảo nguyên tắc sau: Mức thu lệ phí đối với việc đăng ký cư trú tại cơ quan đăng ký cư trú thuộc thành phố trực thuộc Trung ương cao hơn mức thu đổi với các khu vực khác.”
Lệ phí đăng ký tạm trú tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Mức lệ phí đăng ký tạm trú được xác định theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà nội tại Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2020. Tại hội nghị khóa XVI hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 06/2020/NQ-HDND của HĐND Thành phố quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân thành phố.
Theo Mục 6 Danh mục các khoản phí và lệ phí ban hành kèm theo Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND thì lệ phí đăng ký tạm trú được thực hiện như sau:
– Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (Đối với các quận và các phường là 15.000 đồng/lần; Đối với các khu vực khác là 8.000 đồng/lần)
– Cấp mới, cấp lại, cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú cho hộ gia đình, cá nhân (Đối với các quận và các phường là 20.000 đồng/lượt ; Đối với các khu vực khác là 10.000 đồng/lượt)
– Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (không thu lệ phí đối với trường hợp điều chỉnh lại đại chỉ do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà, xóa tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú), gia hạn tạm trú (Đối với các quận và các phường là 10.000 đồng/lượt; Đối với các khu vực khác là 5.000 đồng/lượt).
Ngoài ra, tại nghị quyết này cũng quy định các trường hợp được miễn, không thu lệ phí đăng ký cư trú tại Hà Nội như: Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ. Con dưới 18 tuổi của thương binh. Hộ nghèo, Công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban dân tộc. Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Trẻ em dưới 15 tuổi. Trường hợp khó xác định là người dưới mười lăm tuổi như: giấy khai sinh, thẻ học sinh,… Người cao tuổi (là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên có thẻ người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật người cao tuổi). Người khuyết tật, người có công với cách mạng.
Đối với thành phố Hồ Chí Minh, lệ phí đăng ký tạm trú được xác định như sau:
Căn cứ theo quyết định 52/2016/QĐ-UBND thành phố Hồ Chí Minh thì có thể xác định tại bàn thành phố Hồ Chí Minh, lệ phí đăng ký tạm trú là 15.000 đồng/lần. Địa bàn thuộc huyện của thành phố Hồ Chí Minh, lệ phí đăng ký tạm trú là 8.000 đồng/lần.
Bên cạnh đó, tại quyết định này cũng quy định rất cụ thể về các đối tượng miễn thu lệ phí đăng ký cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh đó là: Trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng. Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Sổ tạm trú tạm vắng mới nhất hiện nay
- Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú tạm vắng mới nhất
- Trường hợp đi học đại học có phải khai báo tạm vắng hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục làm đăng ký tạm trú tạm vắng”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Những người thuộc diện như sau phải đăng ký tạm vắng theo quy định của pháp luật, bao gồm:
Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.
Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.
Theo Thông Tư 55/2021/TT-BCA đã được ban hành, việc đăng ký tạm trú đối với người công tác, học tập, làm việc trong nhành Công An được quy định như sau:
Điều kiện đăng ký: sinh sống và làm việc dài hạn tại một nơi đóng quân nhất định. Nơi đóng quân đảm có khu vực chỗ ở cho sinh viên, chiến sĩ, cán bộ.
Hồ sơ đăng ký: tờ khai thông tin về việc thay đổi nơi cư trú. Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp theeo Giấy giới thiệu của lãnh đạo – Thủ trưởng đơn vị.