Chào luật sư, tôi là chủ một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối các thiết bị công nghệ như phụ kiện điện thoại, máy tính, tai nghe, máy chơi game,… Tuy nhiên, do cạnh tranh thị trường và chiến dịch maketing không hiệu quả dẫn đến doanh nghiệp của tôi lỗ nhiều năm liền, và không còn khả năng tếp tục hoạt động phải phá sản. Vậy trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp năm 2023 phải thực hiện như thế nào? Xin được tư vấn.
Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý
Phá sản là gì? Khi nào một doanh nghiệp bị coi là phá sản?
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Trong đó, doanh nghiệp, hợp tác xã được coi là mất khả năng thanh toán khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán (theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản).
Đồng thời, doanh nghiệp không thể tự tuyên bố phá sản mà phải làm thủ tục phá sản để Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thì mới được coi là phá sản. Cụ thể, Điều 8 Luật Phá sản quy định về thẩm quyền giải quyết phá sản như sau:
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp:
- Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc là người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc các tỉnh khác nhau;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc các tỉnh khác nhau;
- Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà được Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
- Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc một trong các trường hợp do Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Ngoài ra, Luật Phá sản không quy định cụ thể mất khả năng thanh toán một khoản nợ bao nhiêu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản, bởi tình hình tài chính của các doanh nghiệp rất khác nhau.
Có những doanh nghiệp nợ vài chục triệu nhưng không có cách gì để trả, trong khi cũng có doanh nghiệp nợ tới vài trăm triệu hoặc vài tỉ vẫn có khả năng thanh toán bình thường.
Điều kiện cần để thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp
Để thực hiện thủ tục phá sản, cần thỏa mãn các điều kiện sau:
Chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp:
- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán: là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Để thực hiện thủ tục phá sản, người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ cũng như khả năng tiếp tục kinh doanh cũng được pháp luật quy định chi tiết, cụ thể:
- Chủ nợ.
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng; Trường hợp sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng thì phải quy định trong Điều lệ công ty quy định.
- Thành viên hợp tác xã/người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.
Trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp
Giải quyết phá sản doanh nghiệp là quá trình phải được thực hiện để đi đến tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Cụ thể, quy trình này gồm 6 bước sau:
Bước 1: Người có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án có thẩm quyền
Bước 2: Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Bước 3: Mở thủ tục phá sản
Bước 4: Họp hội nghị chủ nợ
Bước 5: Phục hồi doanh nghiệp
Bước 6: Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Lưu ý rằng không phải lúc nào việc giải quyết phá sản doanh nghiệp cũng trải qua đầy đủ 6 bước trên. Thủ tục rút gọn giải quyết phá sản doanh nghiệp được Tòa án thực hiện trong trường hợp:
Người có nghĩa vụ yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp đơn mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Chuyển đất ao sang thổ cư cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Phá sản 2014, cụ thể như sau:
– Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
– Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Phá sản 2014;
– Từ bỏ quyền đòi nợ;
– Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trong đó, các giao dịch trên là vô hiệu
Mức lệ phí phá sản được quy định hiện nay là 1.500.000 VNĐ. Tiền tạm ứng chi phí phá sản sẽ do tòa án nhân dân quyết định dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp và sẽ được thông báo sau khi nộp đơn yêu cầu phá sản
Đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.
Đều bị thu hồi con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản.