Trình tự, thủ tục và Hồ sơ, tài liệu giải quyết công việc của Bộ Y tế?

bởi Đinh Tùng
Trình tự, thủ tục và Hồ sơ, tài liệu giải quyết công việc của Bộ Y tế?

Xin chào luật sư X. Tôi là một người hành nghề tự do nên không nghiên cứu cũng như hiểu biết nhiều những quy định thuộc lĩnh vực y tế. Cụ thể tôi có một thắc mắc về: Trình tự, thủ tục và Hồ sơ, tài liệu giải quyết công việc của Bộ Y tế?. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc “Trình tự, thủ tục và Hồ sơ, tài liệu giải quyết công việc của Bộ Y tế?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Trình tự, thủ tục và Hồ sơ, tài liệu trình Lãnh đạo Bộ Y tế giải quyết công việc

Căn cứ Điều 10 Quy chế làm việc của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1828/QĐ-BYT năm 2022 quy định về nội dung như sau:

Trình tự, thủ tục và Hồ sơ, tài liệu trình Lãnh đạo Bộ giải quyết công việc

1. Các đơn vị trình Hồ sơ, tài liệu, văn bản (sau đây gọi chung là Hồ sơ) đến Lãnh đạo Bộ được thực hiện theo Quyết định số 4899/QĐ-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2020 Ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý sử dụng, khai thác Hệ thống Quản lý và điều hành văn bản điện tử Bộ Y tế. Trường hợp Hồ sơ mật hoặc theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ, đơn vị trình Hồ sơ bản giấy qua Văn phòng Bộ (Phòng Tổ chức – Hành chính).

2. Hồ sơ trình Lãnh đạo Bộ phải thuyết trình rõ nội dung, đề xuất phương án giải quyết công việc và được Lãnh đạo đơn vị, chuyên viên xử lý Hồ sơ ký đúng thẩm quyền; đơn vị trình phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trình, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Đối với những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khác hoặc cần có sự phối hợp giải quyết công việc, trong Hồ sơ trình phải kèm theo ý kiến của các đơn vị liên quan, nêu rõ những vấn đề còn ý kiến khác nhau và ý kiến thể hiện quan điểm của đơn vị trình.

3. Hồ sơ trình Lãnh đạo Bộ gồm:

a) Phiếu trình giải quyết công việc.

b) Dự thảo văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch cần trình Lãnh đạo Bộ ký hoặc xem xét cho ý kiến (sau đây gọi chung là văn bản, đề án).

c) Ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan, ý kiến của Lãnh đạo Bộ và báo cáo giải trình, tiếp thu (nếu có).

d) Văn bản hoặc ý kiến thẩm định đề án, văn bản theo quy định của pháp luật và của Bộ (nếu có).

đ) Văn bản giao nhiệm vụ (nếu có).

e) Các tài liệu cần thiết khác.

4. Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm về trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết và nội dung Hồ sơ trình Lãnh đạo Bộ; kịp thời báo cáo Thứ trưởng phụ trách về ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng đối với Hồ sơ công việc Thứ trưởng đã có ý kiến và tiếp tục trình xin ý kiến của Bộ trưởng.

Quy trình giải quyết công việc của Lãnh đạo Bộ Y tế?

Căn cứ Điều 11 Quy chế làm việc của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1828/QĐ-BYT năm 2022 quy định về nội dung như sau:

Quy trình giải quyết công việc của Lãnh đạo Bộ

1. Lãnh đạo Bộ xem xét, giải quyết công việc trên cơ sở Hồ sơ trình của đơn vị trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ. Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn xử lý có thể kéo dài hơn.

2. Trường hợp cần thiết, Lãnh đạo Bộ có thể yêu cầu đơn vị trình báo cáo trực tiếp hoặc họp với các chuyên gia, đơn vị chủ trì và đại diện các đơn vị có liên quan để lấy ý kiến tư vấn trước khi quyết định công việc.

3. Đối với công việc do tập thể Lãnh đạo Bộ thảo luận trước khi quyết định theo khoản 3 Điều 3 của Quy chế này, Bộ trưởng, Thứ trưởng theo lĩnh vực được phân công, xem xét nội dung và tính chất của từng văn bản, đề án để quyết định:

a) Cho phép đơn vị trình hoàn thành thủ tục và trình xin ý kiến tập thể Lãnh đạo Bộ.

b) Giao đơn vị trình chuẩn bị thêm nếu xét thấy nội dung chưa đạt yêu cầu.

c) Giao đơn vị trình làm thủ tục lấy ý kiến các đơn vị liên quan theo quy định của Quy chế này.

Trình tự, thủ tục và Hồ sơ, tài liệu giải quyết công việc của Bộ Y tế?
Trình tự, thủ tục và Hồ sơ, tài liệu giải quyết công việc của Bộ Y tế?

Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Bộ Y tế?

Căn cứ Điều 7 Quy chế làm việc của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1828/QĐ-BYT năm 2022 quy định về nội dung như sau:

Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng hoặc tương đương của các đơn vị thuộc Bộ có tổ chức phòng

1. Trưởng phòng hoặc tương đương (Sau đây gọi là Trưởng phòng) của các đơn vị thuộc Bộ quản lý, điều hành hoạt động của Phòng, chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị trực tiếp phụ trách và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Trách nhiệm giải quyết công việc

a) Chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao của Phòng.

b) Phân công công việc, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện các công việc được giao đối với các Phó Trưởng phòng hoặc tương đương (Sau đây gọi là Phó Trưởng phòng) và các công chức, viên chức của Phòng.

c) Phối hợp với Phòng khác trong đơn vị để giải quyết các công việc có liên quan; báo cáo Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng đơn vị trực tiếp phụ trách về việc thực hiện nhiệm vụ của Phòng và các vấn đề vượt quá thẩm quyền, nhưng vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các Phòng.

d) Trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ của Phòng và các nhiệm vụ theo yêu cầu của Lãnh đạo đơn vị.

3. Phó Trưởng phòng của các đơn vị thuộc Bộ giúp Trưởng phòng quản lý hoạt động của Phòng theo phân công của Trưởng phòng; trực tiếp thực hiện một số công việc trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng và các nhiệm vụ theo yêu cầu của Lãnh đạo đơn vị; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Lãnh đạo đơn vị và trước pháp luật về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

4. Trường hợp Lãnh đạo đơn vị làm việc và phân công công việc trực tiếp cho Phó Trưởng phòng thì phải thực hiện và báo cáo kịp thời với Trưởng phòng, đồng thời chịu trách nhiệm chính về kết quả công việc được giao với Lãnh đạo đơn vị.

5. Trường hợp nghỉ phép từ 02 ngày làm việc trở lên phải báo cáo bằng văn bản và phải được sự đồng ý của Thủ trưởng Đơn vị; ủy quyền cho một cấp phó thay mặt giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền trong thời gian đi vắng.

6. Trách nhiệm cụ thể của Trưởng phòng do Thủ trưởng đơn vị quy định.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Xác định giá trị hoàn trả tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, nộp lại tờ khai quyết toán thuế tncn, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc liên hệ qua các kênh:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ  xin cấp giấy phép hoạt động (GPHĐ) về Bộ Y tế;
Bước 2: Bộ Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại mẫu số 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP cho người đề nghị
Bước 3: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở để cấp giấy phép hoạt động:
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Bộ Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động.
Trường hợp không cấp GPHĐ, Bộ Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do.
Bước 4 : Trả GPHĐ cho cơ sở 

Cách thức tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua các cách thức theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính:
Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa;
+Địa chỉ: Số 2a, đường Phạm Hồng Thái, Phường Vân Giang, TP Ninh Bình
+Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần.
Mùa hè: Buổi sáng từ 7h00-11h30; buổi chiều từ 13h30-17h00.
Mùa đông: Buổi sáng từ 7h30-11h30; buổi chiều từ 13h00-17h00
2. Thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật;
3. Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của tỉnh.

Các công việc cần làm để được cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện

1. Bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề.
2. Các thông tin cần thiết cho việc soạn hồ sơ
3. Soạn hồ thành lập và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
4. Soạn hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động bệnh viện tư nhân;
5. Nộp hồ sơ, sửa hồ sơ và nhận kết quả;
6. Nộp các khoản phí và lệ phí (Nếu có);

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm