Định nghĩa về F1 của Bộ Y tế – Những điều cần lưu ý

bởi LeDuyPhuong
Định nghĩa về F1 của Bộ Y tế - Những điều cần lưu ý

Trước tình hình diễn biến phức tap của dịch covid với nhiều biến chủng mới; còn nhiều cơ quan, cá nhân, tổ chức vẫn không phân biệt; xác định được ai là F0, ai là F1 Covid-19. Việc xác định như vậy có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho mỗi cá nhân trong cộng đồng. Chính vì lí do trêm, mới đây BYT đã ban hành một công văn mới; giúp việc xác định F1, F0 hiện nay. Cùng lsx tìm hiểu vấn đề “Định nghĩa về F1 của Bộ Y tế – Những điều cần lưu ý” qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Định nghĩa về F1 của Bộ Y tế

Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể…) với F0; trong thời kỳ lây truyền của F0.

– Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong 02 mét hoặc cùng một không gian hẹp, kín; tối thiểu trong thời gian 15 phút với F0 khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.

– Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong 02 mét hoặc cùng một không gian hẹp, kín với F0 khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.

– Người trực tiếp chăm sóc, khám, điều trị F0 khi đang trong thời kỳ lây bệnh của F0 mà không sử dụng đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân.Thời kỳ lây truyền của F0 được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính…

Các trường hợp xác định là F0

 Là người có xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp xét nghiệm phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (PCR).

– Là người tiếp xúc gần (F1) và có kết quả test nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

– Là người có biểu hiện lâm sàng nghi mắc Covid-19 và có kết quả test nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2, có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).

– Là người có kết quả test nhanh dương tính 02 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1) và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).

Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với vi rút SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua phương tiện từ xa.Trước đó, tại Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 30/7/2021, F0 được xác định là người có xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 qua phát hiện vật liệu di truyền của vi rút được thực hiện bởi các cơ sở xét nghiệm do Bộ Y tế cho phép khẳng định.

Các trường hợp xác định nghi nhiễm Covid-19

Là F1, có ít nhất 02 trong số các biểu hiện lâm sàn như sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi; nghẹt mũi; đau người; mệt mỏi; ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp.

– Là người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) và có ít nhất 02 trong số các biểu hiện lâm sàn như trên.

– Là người có kết quả test nhanh dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (trừ các trường hợp đã xác định là F0 nêu trên).

Trong đó, người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) được xác định:

+ Có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học, … với F0 đang trong thời kỳ lây truyền.

+ Người ở, đến từ khu vực ổ dịch đang hoạt động.Trước đây, ca bệnh nghi ngờ được xác định là người có ít nhất 02 trong số các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người – mệt mỏi – ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác; hoặc người có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư về vấn đề “Định nghĩa về F1 của Bộ Y tế – Những điều cần lưu ý“. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu quý khách có nhu cầu dùng dịch vụ khác của Luật sư X. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

F1 là gì?

Là người tiếp xúc gần với F0 ở khoảng cách dưới 2m trong thời gian trên 15 phút. Một số nhóm người tiếp xúc gần thường gặp gồm:
– Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà, cùng phòng.
– Người làm việc cạnh F0 trong dây chuyền sản xuất, ngồi cùng bàn ăn, ngồi cùng bàn trong cùng phòng làm việc…

Khi được xác định là F1, bạn cần làm gì?

Từ định nghĩa về F1 mới nhất của Bộ Y tế. F1 sống cùng nhà với F0 thì sẽ cách ly cùng với F0 trong vòng 14 ngày tính từ ngày đầu tiên phát hiện F0. Về xét nghiệm: lấy mẫu xét nghiệm vào ngày đầu tiên khi phát hiện F0 và ngày 14 để kết thúc cách y; hoặc ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19. Thực hiện đúng quy định cách ly tại nhà để hạn chế lây nhiễm cho bản thân và cho người khác.

F1 cần làm gì để phòng lây nhiễm cho người khác?

Mang khẩu trang liên tục, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Giữ khoảng cách an toàn với người khác.
• Hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác đặc biệt là những người có nguy cơ cao như: người chưa tiêm vắc xin, người có bệnh nền… cho đến khi kết thúc thời gian theo dõi.
• Ghi lại nhật ký tiếp xúc.
• Tuân thủ lịch xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm tình trạng nhiễm bệnh
• Tự theo dõi sức khoẻ và khai báo ngay khi có triệu chứng nghi nhiễm COVID -19

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm