Trình tự, thủ tục xin giấy phép chăn nuôi quy mô lớn như thế nào?

bởi Hương Giang
Thủ tục xin giấy phép chăn nuôi quy mô lớn

Việt Nam là nước có truyền thống sản xuất chăn nuôi từ lâu đời. Do đó, ngày càng nhiều các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm thành lập với quy mô đa dạng từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên, để được hợp pháp hóa việc chăn nuôi, chủ các trang trại cần phải tiến hành thủ tục xin giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Vậy theo quy định hiện hành, trình tự thủ tục xin giấy phép chăn nuôi quy mô lớn thực hiện như thế nào? Lệ phí làm thủ tục xin giấy phép chăn nuôi quy mô lớn là bao nhiêu? Thời gian cấp giấy phép chăn nuôi quy mô lớn là bao lâu? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Như thế nào là chăn nuôi với quy mô lớn?

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi về quy mô chăn nuôi:

“1. Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
a) Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
b) Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
c) Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.

  1. Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:
    a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
    b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
    c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
    d) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.”

Theo đó, quy mô chăn nuôi cơ bản được chia thành 02 loại:

  • Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;
  • Chăn nuôi nông hộ.

Hình thức chăn nuôi trang trại quy mô lớn là khi quy mô chăn nuôi của bạn phải chứa từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép chăn nuôi quy mô lớn?

Căn cứ Khoản 1 Điều 23 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn như sau:

Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn quy định như sau:

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn tại địa phương;

b) Trường hợp cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký thủ tục đầu tư thực hiện cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

Như vậy, bạn cần phải xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn ở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Thủ tục xin giấy phép chăn nuôi quy mô lớn

Thành phần hồ sơ

Căn cứ Khoản 2 Điều 23 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ xin giấy phép chăn nuôi quy mô lớn như sau:

 Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi theo Mẫu số 02.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Trình tự thủ tục

Theo Khoản 3 Điều 23 Nghị định 13/2020/NĐ-CP có quy định Trình tự, thủ tục xin giấy phép chăn nuôi quy mô lớn được quy định như sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.

Bước 3: Cấp giấy phép chăn nuôi quy mô lớn

Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi theo Mẫu số 05.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).

Theo đó, bạn cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo thủ tục như trên để xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép chăn nuôi quy mô lớn

Bạn có thể tham khảo và tải về Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép chăn nuôi quy mô lớn tại đây:

Lệ phí làm thủ tục xin giấy phép chăn nuôi quy mô lớn

Theo Thông tư số 24/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lệ phí cấp giấy phép chăn nuôi quy mô lớn như sau:

Số TTNội dung thu phíĐơn vị tínhMức thu(đồng)
IIThẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực nông nghiệp
4Thẩm định để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn
– Thẩm định lần đầu
– Thẩm định cấp lại
– Thẩm định đánh giá giám sát duy trì
01 cơ sở/lần
2.300.000
250.000
1.500.000

Như vậy, lệ phí Thẩm định để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn: 2.300.000 đồng/01 cơ sở/lần. Lệ phí Thẩm định đánh giá giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn: 1.500.000 đồng/01 cơ sở/lần.

Thời gian cấp giấy phép chăn nuôi quy mô lớn là bao lâu?

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:

  • Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
  • Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng:

  • Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
  • Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thủ tục xin giấy phép chăn nuôi quy mô lớn” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thành lập công ty Bắc Giang, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận;
c) Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.

Chăn nuôi trang trại quy mô lớn tại khu vực không được phép chăn nuôi phạt bao nhiêu?

Khoản 6, Khoản 8c Điều 26 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi.
Biện pháp khắc phục hậu quả
c) Buộc di dời trang trại chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Như vậy, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn tại khu vực không được phép chăn nuôi thì bị phạt từ 20 triệu đến 25 triệu đồng, buộc di dời trang trại chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện gì?

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 55 Luật Chăn nuôi 2018, Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 53 của Luật này;
b) Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;
c) Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;
đ) Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;
e) Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm