Hiện nay các chính sách hỗ trợ những người có hoàn cảnh đặc biệt trong cuộc sống ngày càng được nâng cao. Một trong những nhóm đối tượng nhận được sự hỗ trợ này có mẹ đơn thân. Nhưng không phải trường hợp nào mẹ đơn thân nuôi con một mình cũng có thể nhận được trợ cấp. Vậy phải có những điều kiện nào mới có thể nhận được hỗ trợ dành cho mẹ đơn thân khi nuôi con một mình? Mời bạn đón đọc bài viết “Trợ cấp nuôi con một mình đối với mẹ đơn thân” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 20/2021/NĐ-CP
Trợ cấp nuôi con một mình đối với mẹ đơn thân
Mẹ đơn thân là cụm từ khá quen trong cuộc sống của chúng ta hiện nay. Đây được hiểu là những người mẹ lựa chọn nuôi và chăm sóc con cái một mình không có sự hỗ trợ của gia đình. Vậy nhóm đối tượng này nhận được sự hỗ trợ như thế nào của nhà nước?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
…
- Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
… - Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
…
Theo quy định thì người mẹ đơn thân để được nhận trợ cấp phải đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất
Như vậy, chị đang là mẹ đơn thân và phải nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi đáp ứng đủ điều kiện để được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng.
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng nhập khẩu hàng hóa
Mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà mẹ đơn thân có thể nhận được tính như thế nào?
Hiện nay những quy định liên quan đến hỗ trợ kinh tế cho những bà mẹ đơn thân đủ điều kiện đã được triển khai tại các địa phương trên cả nước. Việc hỗ trợ về kinh tế này sẽ giúp gánh nặng kinh tế của những bà mẹ đơn thân này được giảm bớt hơn so với khi chưa được trợ cấp.
Căn cứ Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng
- Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
a) Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi;
- Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.
b) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
c) Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này: - Hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 4 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.
d) Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này:
Hệ số 1,0 đối với mỗi một con đang nuôi.
đ) Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định này: - Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;
- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;
- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.
e) Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này: - Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
g) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại các khoản 7 và 8 Điều 5 Nghị định này.
…”
Bên cạnh đó, tại Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về mức chuẩn trợ cấp xã hội như sau:
“Mức chuẩn trợ giúp xã hội
- Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
- Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
…
Theo đó, mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với mỗi con đang nuôi thì mẹ đơn thân được nhận được tính bằng hệ số 1,0 nhân với mức chuẩn trợ cấp xã hội là 360.000 đồng.
Mẹ đơn thân cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng như thế nào?
Một trong những điều kiện để được hưởng những hỗ trợ của mẹ đơn thân đó là bạn phải nộp hồ sơ theo quy định đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy hiện nay hồ sơ mẹ đơn thân cần chuẩn bị là gì? Hãy tham khảo thông tin dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng như sau:
Hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng
- Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định này. - Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:
a) Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.”
Theo quy định trên thì mẹ đơn thân chỉ cần chuẩn bị tờ khai đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng theo mẫu số 1c để gửi cho chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn mình đang cư trú mà một số giấy tờ khác để đối chiếu thông tin trong mẫu tờ khai mà mình nộp theo quy định tại Điều 8 Nghị định 20/2021/NĐ-CP để được phê duyệt hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
Mời bạn xem thêm
- Cách tính tiền thai sản sinh mổ 2024 như thế nào?
- Quy trình thu hồi đất nông nghiệp 2024 như thế nào?
- Mẫu đơn xin thôi việc của viên chức 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Trợ cấp nuôi con một mình đối với mẹ đơn thân“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 4 Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, có quy định như sau: Những đối tượng thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo đúng quy định của pháp luật nhưng không có vợ hoặc không có chồng, đã có vợ hoặc đã có chồng tuy nhiên nhưng vợ chồng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và theo các bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là toà án, bà này đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con trong độ tuổi từ giai đoạn 16 tuổi đến 22 tuổi, và những người con này đang học văn hóa, học nghề, học trung học chuyên nghiệp, hoặc cao đẳng, và đại học văn bằng thứ nhất chính quy theo quy định của pháp luật (sau đây sẽ được gọi tắt là người đơn thân nghèo nuôi con).
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, có quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
– Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi;
– Những đối tượng thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo đúng quy định của pháp luật nhưng không có vợ hoặc không có chồng, đã có vợ hoặc đã có chồng tuy nhiên nhưng vợ chồng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và theo các bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là toà án, bà này đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con trong độ tuổi từ giai đoạn 16 tuổi đến 22 tuổi, và những người con này đang học văn hóa, học nghề, học trung học chuyên nghiệp, hoặc cao đẳng, và đại học văn bằng thứ nhất chính quy theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con) … và một số đối tượng khác theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Ngoài ra, Nghị định 20/2021/NĐ-CP còn quy định thêm các chế độ khác cho người đơn thân nghèo đang nuôi con như:
bảo hiểm y tế, học nghề, trợ giúp xã hội khẩn cấp (lương thực, điều trị bệnh, tại nạn, mai táng…) nếu thuộc diện đối tượng được hưởng. Đặc biệt là chế độ hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở nếu người đơn thân nghèo đang nuôi con thuộc diện có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40 triệu đồng/hộ; hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30 triệu đồng/hộ; hộ có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20 triệu đồng/hộ.
Gia đình đơn thân là hình thái gia đình chỉ có một thành viên hoặc chỉ có bố hoặc mẹ và con cái. Nhưng phổ biến hơn cả là những bà mẹ đơn thân hay còn gọi là “single mom”.
Trong xã hội Việt Nam, những gia đình đơn thân cũng đã xuất hiện từ lâu, nhưng đó chỉ là các hiện tượng đơn lẻ, hầu hết do chiến tranh loạn lạc, sự không may trong cuộc sống gia đình do vợ hoặc chồng mất, người còn lại ở vậy nuôi con. Những bà mẹ góa phụ được xã hội chấp nhận, được xem như một gia đình khuyết thành viên.
Có nhiều nguyên dân dẫn đến tình trạng này. Một phần nhỏ do bất trắc trong cuộc sống khiến gia đình đầy đủ trở thành khiếm khuyến, một phần do hệ quả của chiến tranh khiến nhiều bà mẹ một mình nuôi con, nhưng chủ yếu là do sự chi phối của nền kinh tế thị trường cùng với sự du nhập của lối sống hiện đại, ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đã phá vỡ ở một chừng mực nhất định đặc trưng của gia đình truyền thống Việt Nam. Cái tôi cá nhân được đề cao hơn bao giờ hết, sự cố kết cộng đồng bị suy giảm và quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo hơn. Trong thời kỳ phong kiến, hôn nhân thường theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, chữ “nghĩa” được đặt lên hàng đầu trong mối quan hệ vợ chồng và người phụ nữ bị ràng buộc bởi “tam cương”, “ngũ thường”, “tam tòng – tứ đức”. Chính vì vậy, cộng đồng như một sợi dây vô hình ràng buộc và suy xét mối quan hệ của họ nên những hiện tượng “lộn chồng”, “bỏ chồng” bị xã hội lên án một cách gay gắt. Thế nhưng, hiện nay quan niệm trên đã thay đổi rất nhiều, giới trẻ được quyền tự do yêu đương và kết hôn. Sự tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến cho tính bền vững của gia đình suy giảm nên hiện tượng ly hôn không còn bị xã hội lên án như trước. Thêm vào đó, xã hội hiện đại không còn định kiến và đã ngầm chấp nhận rằng không nhất thiết phải lập gia đình thì mới được sinh con bởi quyền làm mẹ là món quà vô giá mà tọ hóa ban tặng cho người phụ nữ.