Xin chào Luật sư. Tôi là Hà, hiện tôi xin được chia sẻ vấn đề thắc mắc của tôi như sau: Tôi lấy chồng vào năm 25 tuổi, chúng tôi có với nhau một đứa con gái đã 14 tuổi rồi. Tuy nhiên, năm vừa qua anh có xảy ra xích mích và gây thương tích cho người khác nên bị Tòa án ra quyết định tuyên bố xử án phạt tù. Tôi có thắc mắc không biết rằng trường hợp bố đi tù thì con có bị ảnh hưởng gì không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, hãy cùng LSX tìm hiểu câu trả lời qua bài viết Trường hợp bố đi tù con có ảnh hưởng gì không? dưới đây nhé.
Trường hợp bố đi tù con có ảnh hưởng gì không?
Chắc hẳn có một vài gia đình có người thân bị Tòa án ra quyết định, tuyên bố xử phạt án phạt tù theo quy định pháp luật hiện hành. Vậy nên cũng có nhiều câu hỏi được gửi tới LSX với thắc mắc rằng trường hợp bố đi tù thì người con có bị ảnh hưởng gì hay không? Nắm bắt được điều đó thì LSX mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây.
Con sẽ không bị ảnh hưởng gì về án tù của cha nếu như sau khi người cha được xóa án tích theo quy định tại Bộ luật hình sự.
Về trường hợp đương nhiên được xóa án tích theo quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
– Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII (Các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và Chương XXVI (các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh) của Bộ luật Hình sự khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định dưới đây.
– Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích nêu trên, nếu từ khi người đó chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo mà đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án trong thời gian đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn các điểm a, b và c trên thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
– Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định trên.
Sau khi chấp hành xong hình phạt tù và được xóa án tích thì coi như người cha chưa bị kết án và được Tòa án cấp Giấy chứng nhận. Nếu sau này người con có nhu cầu vào học tập và công tác trong ngành công an hay quân đội thì sẽ không bị ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nếu sau này người con muốn lấy người bên ngành công an thì có thể bị ảnh hưởng vì điều kiện kết hôn với người trong ngành công an phụ thuộc vào quy chế nội bộ ngành và có xét đến lý lịch của cha trong trường hợp này.
Bố đi tù có ảnh hưởng đến việc kết nạp Đảng?
Việc kết nạp Đảng hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm. Chúng ta đều biết rằng nếu muốn được trở thành Đảng viên thì cần phải trải qua một quá trình học tập, phấn đấu cố gắng. Tuy nhiên, có những trường hợp người thân trong gia đình đi tù thì không biết rằng điều này có ảnh hưởng đến việc kết nạp Đảng của con hay không. LSX mời mọi người đón đọc, theo dõi.
Để được kết nạp Đảng, quần chúng cần đáp ứng các điều kiện như sau:
Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng. (nêu tại khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng).
Trong đó, một trong những điều kiện để kết nạp Đảng là xét lý lịch của người vào Đảng. Theo Hướng dẫn 01 năm 2021, người vào Đảng phải tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng và trung thực cũng như phải chịu trách nhiệm về những nội dung mà mình đã khai.
Đặc biệt, lý lịch Đảng sẽ được cấp có thẩm quyền kiểm tra, kết luận trước khi xem xét thông qua xét người này vào Đảng. Bên cạnh người vào Đảng thì còn phải xem xét cả lý lịch của cha, mẹ đẻ; cha mẹ vợ hoặc chồng hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp người vào Đảng; vợ hoặc chồng; con đẻ của người vào Đảng (người con có đầy đủ năng lực hành vi dân sự).
Theo đó, những nội dung phải thẩm tra, xác minh gồm lịch sử chính trị, chính trị hiện nay, việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, trong trường hợp con có bố hoặc người thân đi tù thì sẽ thuộc trường hợp người thân vi phạm việc chấp hành pháp luật của Nhà nước. Do đó, nếu con có bố hoặc người thân đi tù sẽ không được xem xét kết nạp sau khi thẩm tra lý lịch Đảng.
Bố đi tù thì con có được đăng ký dự tuyển viên chức không?
Hiện nay trên thực tế, việc đăng ký dự tuyển được rất nhiều người quan tâm và tham gia. Để được đăng ký dự tuyển viên chức thì cần đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, có nhiều câu hỏi được gửi đến LSX với nội dung bố đi tù thì con có được đăng ký dự tuyển viên chức hay không. Vậy LSX mời bạn đọc theo dõi nội dung sau đây nhé.
Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức như sau:
– Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
+ Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
+ Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
+ Có đơn đăng ký dự tuyển;
+ Có lý lịch rõ ràng;
+ Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
+ Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
+ Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
(Theo quy định tại Điều 22 Luật Viên chức 2010).
– Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
Mọi người đều được bình đẳng trong việc đăng ký dự tuyển viên chức. Pháp luật không hạn chế quyền đăng ký dự tuyển viên chức nếu thí sinh có người nhà đang đi tù. Do đó, bố đang đi tù không ảnh hưởng đến việc bạn dự thi. Cá nhân hoàn toàn có thể đăng ký dự tuyển viên chức nếu đảm bảo các điều kiện nêu trên.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật hình sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ LSX
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Trường hợp bố đi tù con có ảnh hưởng gì không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ tư vấn pháp lý về lên thổ cư đất trồng cây lâu năm. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Nếu người thân đi tù thì còn sẽ không được kết nạp Đảng. Tuy nhiên, nếu trước đó từng đi, hiện tại người thân đã được xoá án tích thì người vẫn có thể được kết nạp Đảng bởi bởi khi một người được xoá án tích thì người đó sẽ được coi là chưa bị kết án (căn cứ khoản 1 Điều 69 Bộ luật Hình sự).
Trong đó có:
Đương nhiên xoá án tích:
+ Đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thửu thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án;
+ Không bị kết án các Tội xâm phạm an ninh quốc gia, Tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
+ Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi vi phạm tội mới hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn:
Pháp luật Việt Nam không có quy định rõ về vấn đề đang làm trong ngành công an, nhưng người thân bị đi tù thì bị ảnh hưởng như thế nào mà quy định này là quy định nằm trong quy chế riêng của nội bộ ngành công an.
Tuy nhiên, việc người thân đi tù khi đang làm việc trong lực lượng công an nhân dân Việt Nam thì cá nhân đó sẽ gặp những khó khăn về việc xét lý lịch để kết nạp Đảng hoặc thăng tiến trong công việc,…
Căn cứ theo quy định tại Điểm a, b Mục 3.4 Hướng dẫn số 01-HD/TW quy định thẩm tra lý lịch của người vào Đảng về thẩm tra lý lịch của người vào Đảng thì những người cần thẩm tra về lý lịch bao gồm người vào Đảng; cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; và vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (được gọi chung là người thân).
Trong đó nội dung thẩm tra bao gồm:
Đối với người vào Đảng : xác định rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; xác định rõ những vấn đề về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người vào Đảng.
Đối với người thân của người vào Đảng: xác định rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; xác định rõ những vấn đề về việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Theo đó, việc người thân của người vào Đảng phạm pháp đang phải chấp hành hình phạt tù thì người đó sẽ không đảm bảo yếu tố lý lịch chính trị. Do đó, người có người thân đang phải chấp hành án phạt tù có thể không được xét vào Đảng.
Ngoài ra, việc người thân phạm pháp bị kết án tù thì đang làm trong ngành công an cũng có thể gặp một số khó khăn nhất định trong công việc nếu muốn phát triển, thăng chức hoặc nâng cấp bậc hàm, xét làm chỉ huy, lãnh đạo hay khen thưởng.
Người có bố, mẹ từng đi tù là người không đáp ứng được tiêu chuẩn về lý lịch chính trị nếu bố, mẹ chưa được xóa án tích. Do vậy, chỉ trong trường hợp cha, mẹ đã được xóa án tích thì thí sinh mới có thể đăng ký dự thi vào các trường công an, quân đội.
Theo Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người bị kết án được xóa án tích theo quy định trong các trường hợp: Đương nhiên được xóa án tích, xóa án tích theo quyết định của Tòa án, xóa án tích trong trường hợp đặc biệt. Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.
Tuy nhiên, trong trường hợp bố, mẹ của thí sinh đã được xóa án tích nhưng việc xét tuyển hay không còn phụ thuộc vào mức độ phạm tội của bố, mẹ. Do đó, thí sinh cần tìm hiểu rõ quy chế tuyển sinh của trường hoặc liên hệ trực tiếp với trường để tìm hiểu rõ thông tin.