Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu thẩm định giá của các cá nhân, tổ chức trong xã hội ngày càng tăng cao. Kéo theo đó các tổ chức kinh doanh dịch vụ thẩm định giá cũng ngày càng trở nên phổ biến. Trong một số trường hợp nhất định, doanh nghiệp thẩm định giá có thể bị cơ quan nhà nước đình chỉ quá trình hoạt động. Vậy cụ thể, Trường hợp đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá gồm những trường hợp nào? Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá là gì? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá được quy định ra sao? Bạn đọc hãy cùng LSX theo dõi nội dung bài viết sau để được làm sáng tỏ những thắc mắc trên nhé.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
Thẩm định giá là phương pháp cơ quan, tổ chức dùng để xác định giá trị các loại tài sản nhất định tương đương với giá trị trường tại thời điểm thẩm định tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Vậy Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá là gì, chúng ta hãy cùng làm rõ nhé:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Điều 39 Luật Giá 2012 như sau:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
+ Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó phải có thành viên là chủ sở hữu;
+ Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
+ Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên góp vốn;
+ Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
+ Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
– Công ty hợp danh khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
+ Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên hợp danh;
+ Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp tư nhân khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
+ Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó có 01 thẩm định viên là chủ doanh nghiệp tư nhân;
+ Giám đốc doanh nghiệp tư nhân phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
– Công ty cổ phần khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
+ Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 cổ đông sáng lập;
+ Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty cổ phần phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
+ Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
Các trường hợp đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá năm 2023
Công ty thẩm định giá hay nói cách khác là doanh nghiệp được hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá. Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Trong một số trường hợp công ty sẽ bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Vậy cụ thể, các trường hợp đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá gồm những trường hợp nào, chúng ta hãy cùng theo dõi nhé:
Theo quy định khoản 1 Điều 54 Luật Giá 2023 về đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá như sau:
Đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
- Doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
b) Phát hành chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá do người không phải là thẩm định viên về giá ký với vai trò thẩm định viên về giá;
c) Các trường hợp đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, xử lý vi phạm hành chính và hình sự.
Như vậy, các trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá gồm có:
- Không đáp ứng một trong các điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong 03 tháng liên tục;
- Phát hành chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá do người không phải là thẩm định viên về giá ký với vai trò thẩm định viên về giá;
- Các trường hợp đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, xử lý vi phạm hành chính và hình sự.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá
Thẩm định giá là nhân tố có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế thị trường. Các phương pháp thẩm định giá được phát triển toàn diện dựa trên cơ sở dữ liệu và những thông tin chính thống. Cho đến ngày ngay thì thẩm định giá đã trở nên khá quen thuộc, do vậy rất nhiều doanh nghiệp tìm đến các đơn vị thẩm định giá để có thể định giá về tài sản của mình. Vạy Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá được quy định thế nào, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu nhé:
Quyền của doanh nghiệp thẩm định giá:
Theo quy định khoản 1 Điều 53 Luật Giá 2023 quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá
- Quyền của doanh nghiệp thẩm định giá được quy định như sau:
a) Cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Luật này;
b) Tham gia hội nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp trong nước và ngoài nước về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu khách hàng thẩm định giá cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thẩm định giá;
d) Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá;
đ) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Doanh nghiệp thẩm định giá có các quyền sau đây:
- Cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Luật này;
- Tham gia hội nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp trong nước và ngoài nước về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu khách hàng thẩm định giá cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thẩm định giá;
- Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá:
Theo quy định khoản 2 Điều 53 Luật Giá 2023 về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá như sau:
Nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá được quy định như sau:
- Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này;
- Thực hiện thẩm định giá theo đúng hợp đồng thẩm định giá và lĩnh vực chuyên môn được phép thực hiện;
- Bố trí thẩm định viên về giá, người có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện thẩm định giá theo hợp đồng đã ký kết;
- Tạo điều kiện để thẩm định viên về giá thực hiện hoạt động thẩm định giá độc lập, khách quan;
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng báo cáo thẩm định giá để phát hành và cung cấp chứng thư thẩm định giá cho khách hàng thẩm định giá;
- Bảo đảm chứng thư thẩm định giá phát hành tuân thủ các quy định của Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam, trừ trường hợp khách hàng thẩm định giá cố tình cung cấp thông tin sai lệch về tài sản thẩm định giá;
- Chịu trách nhiệm trước khách hàng về việc cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo hợp đồng đã ký kết;
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do vi phạm những thỏa thuận trong hợp đồng thẩm định giá hoặc trong trường hợp hoạt động thẩm định giá gây thiệt hại đến lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân do không tuân thủ các quy định về thẩm định giá;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Quản lý, giám sát hoạt động của thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp;
- Thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ báo cáo về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá an toàn, đầy đủ, hợp pháp và bảo mật theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quy định về thẻ thẩm định viên về giá
Thẩm định giá phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như: xác lập quyền sở hữu đối tác, thủ tục ly hôn, thuế, giao dịch bất động sản,… Dựa trên các phương pháp thẩm định giá, các giao dịch tài sản được đảm bảo an toàn và thành công hơn. Đối với một thẩm định viên, để được tham làm việc với tư cách là một thẩm định viên cũng cần phải đáp ứng đủ các điều kiện cơ bản mà pháp luật quy định. Vậy pháp luật Quy định về thẻ thẩm định viên về giá như thế nào, độc giả hãy cùng tìm hiểu nhé:
Để có thể hành nghề thẩm định viên về giá thì cần phải có thẻ thẩm định viên theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
Quy định về thẻ thẩm định viên về giá:
– Thẩm định viên phải là Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện dự thi theo quy định của Bộ Tài chính và đạt các yêu cầu của kỳ thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính tổ chức thì được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá, cụ thể là:
+ Người đó phải có năng lực hành vi dân sự, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có lý lịch rõ ràng, liêm khiết, trung thực, khách quan và có ý thức chấp hành pháp luật.
+ Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, luật, thẩm định giá, kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
+ Có thời gian công tác thực tế từ 36 tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học đến ngày cuối của hạn nhận hồ sơ đăng ký dự thi theo chuyên ngành.
+ Được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá còn thời hạn do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau:
+ Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá. Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành kinh tế, luật, kỹ thuật, kinh tế – kỹ thuật,và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá.
+ Nộp đầy đủ,phí dự thi và đúng mẫu hồ sơ theo quy định.
+ Người có chứng chỉ hành nghề thẩm định giá của nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận; có năng lực hành vi dân sự; liêm khiết, trung thực, có phẩm chất đạo đức, khách quan và đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do Bộ Tài chính quy định thì được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Trường hợp đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá” . Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Thủ tục xuất khẩu gạo 2023. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Thời gian bị đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tối đa không quá 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày quyết định đình chỉ có hiệu lực.
Trong thời gian này, doanh nghiệp phải có báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Tài chính về việc xử lý và khắc phục vi phạm của đơn vị kèm theo các tài liệu chứng minh liên quan, đồng thời đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
Doanh nghiệp thẩm định giá bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Kê khai không đúng hoặc gian lận, giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
Không kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong 12 tháng liên tục;
Không khắc phục được vi phạm tại mục 1 nêu trên trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ;
Bị giải thể, phá sản hoặc tự chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.