Chào luật sư, em năm nay học năm nhất đại học ở Hồ Chí Minh, dù nhập học đã lâu nhưng nay mẹ điện lên báo là có giấy triệu tập đi nghĩa vụ quân sự, yêu cầu em về để thực hiện nghĩa vụ của mình. Em rất lo lắng, sợ nếu đi nghĩa vụ thì sẽ bị lỡ chương trình học nhưng nếu không đi thì có thể bị phạt tù. Vậy trường hợp được hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2023 là gì? Xin được tư vấn.
Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý
Nghĩa vụ quân sự là gì?
Theo Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:
- Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Và công dân:
- Trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định
- Không phân biệt về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú…
đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, nghĩa vụ quân sự là bắt buộc với mọi công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Đối với công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển, thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được xem là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
Độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu?
Nội dung trên đã giúp chúng ta hiểu được nghĩa vụ quân sự là gì? Vậy độ tuổi nào phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Căn cứ quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự thì: Công dân đủ 18 tuổi sẽ được gọi nhập ngũ và độ tuổi gọi nhập ngũ là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi (trừ các trường hợp được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định)
Nếu công dân đi học cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Về đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 12 Luật này gồm:
- Công dân nam: đủ 17 tuổi trở lên.
- Công dân nữ: nếu thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đủ 18 tuổi trở lên.
Trường hợp được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự
Công dân sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự khi thuộc các trường hợp được phép tạm hoãn quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015. Cụ thể bao gồm:
– Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
– Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
– Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) xác nhận.
– Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
– Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.
– Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Đối với công dân thuộc các trường hợp trên, khi không còn lý do tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, công dân được gọi nhập ngũ.
Trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự
Nghĩa vụ quân sự vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Tuy nhiên, pháp luật cũng đề ra một vài trường hợp công dân được miễn nghĩa vụ quân sự. Cụ thể được ghi nhận tại khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, bao gồm:
– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên;
– Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
– Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
– Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
– Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân.
Lưu ý: Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.
Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.
Xử phạt hành chính đối với hành vi trốn nghĩa vụ quân sự
Đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định:
Khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định hành vi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 bị xử lý như sau:
Phạt cảnh cáo đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự nhưng không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu;
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối trường hợp không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu (trừ trường hợp đã phạt cảnh cáo nêu trên) hoặc các trường hợp không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, nơi cư trú… theo quy định.
Đối với hành vi vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
Theo Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP), hành vi vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị xử lý như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
- Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
++ Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
++ Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Đối với hành vi vi phạm quy định về nhập ngũ:
Khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP (sửa đổi Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP) quy định phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về nhập ngũ nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP.
Xử phạt hình sự đối với hành vi trốn nghĩa vụ quân sự
Căn cứ Điều 332 Bộ luật Hình sự, người có hành vi phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị xử lý như sau:
- Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
- Phạm tội trong thời chiến;
- Lôi kéo người khác phạm tội.
Như vậy, tùy theo hành vi, hình thức trốn tránh nghĩa vụ quân sự, mức độ vi phạm mà người trốn nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính theo mức phạt tương ứng. Trong trường hợp hành vi vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, người phạm tội còn có thể bị phạt tù đối đa lên đến 5 năm tù giam.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Trường hợp được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2023 là gì?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nhận được “Lệnh gọi công dân” nhập ngũ, trước khi tiến hành đến cơ sở tập trung để khám sức khỏe thì công dân cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:
Chuẩn bị hồ sơ gồm có
Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu).
Khai tờ khai và nộp hồ sơ theo hướng dẫn của ban chỉ huy quân sự cấp xã
Theo Mục 1 Bảng số 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về phân loại sức khoẻ theo thể lực và bệnh tật thì người có tật loạn thị các loại sẽ được cho điểm 6.
Như vậy, người loạn thị sẽ được xếp loại sức khỏe thuộc loại 6 vì có 1 tiêu chí bị điểm 6 theo quy định tại Điểm e Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16.
Căn cứ theo quy định về tiêu chuẩn sức khỏe nêu trên, người bị loạn thị sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
Lưu ý: Công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì lý do nêu trên nếu khắc phục được tật khúc xạ và đáp ứng được các tiêu chuẩn về sức khoẻ vẫn được gọi nhập ngũ.
Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định thời gian phục vụ trong thời bình là 24 tháng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
– Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
– Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạ