Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài năm 2023

bởi Minh Trang
Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định về khái niệm công ty liên doanh như sau: Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Mặc dù gần dây trong Luật Đầu tư 2020 khái niệm này không còn, nhưng trên thực tế các nhà đầu tư vẫn thường xuyên sử dụng thuật ngữ công ty liên doanh để chỉ các công ty có vốn góp của cả nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, công ty liên doanh hiện nay đang tồn tại có thể là công ty được thành lập ngay từ đầu đã có sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam. Bên cạnh đó công ty Việt Nam thành lập trước sau đó có thêm nhà đầu tư mua phần vốn góp, nhận chuyển nhượng cổ phần từ nhà đầu tư Việt Nam. Vậy thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài được quy định ra sao? Điều kiện thành lập công ty liên doanh quy định như thế nào?

Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của LSX để hiểu và nắm rõ được những quy định về “ Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020

Công ty liên doanh là gì ?

Thực ra hiện nay chưa có văn bản nào định nghĩa một cách hoàn chỉnh về công ty liên doanh, do đó, ở đây chúng ta chỉ nói tới khái niệm mà mọi người vẫn tự đưa ra.

Công ty liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.

– Công ty liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần mỗi bên sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp.

– Công ty liên doanh mang tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư

– Vốn pháp định của công ty liên doanh: Vốn pháp định ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư.

+ Với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án quy có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận.

+ Phần tỷ lệ góp vốn của các bên trong công ty liên doanh trên cơ sở thỏa thuận, tuy nhiên không được thấp hơn 30% vốn pháp định của công ty liên doanh

– Trong tổ chức hoạt động của công ty liên doanh: Có sự phối hợp cùng góp vốn trong việc đàu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam. Mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu căn cứ vào tỷ lệ góp vốn của các bên.

Điều kiện thành lập công ty liên doanh

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, muốn thành lập công ty liên doanh các nhà đầu tư cũng cần có một số điều kiện nhất định. Sau đây là một số điều kiện thành lập công ty liên doanh:

– Về chủ thể (nhà đầu tư)

+ Cá nhân: Phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không trong thời gian chấp hành hình phạt tù và các hình phạt hành chính khác theo quy định.

+ Pháp nhân: thành lập hợp pháp, vẫn đang hoạt động tại thời điểm thực hiện đầu tư.

– Về tài chính

+ Năng lực tài chính của chủ đầu tư phải tương ứng với số vốn cam kết đầu tư vào dự án. Tức là chủ đầu tư phải đủ khả năng chi trả với số vốn đã cam kết

+ Ngân hàng giữ số tiền đầu tư vào công ty là ngân hàng hợp pháp và được phép hoạt động tại Việt Nam

– Vốn pháp định của công ty: đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật Việt Nam về công ty liên doanh

– Phù hợp với pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia ký kết hoặc công nhận.

Ngoài các điều kiện thành lập công ty liên doanh cụ thể, doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về thành lập công ty khác theo quy định của pháp luật.

Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài
Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài

Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nhà đầu tư nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Hoặc tại phòng văn thư hoặc phòng ban khác theo quy định cụ thể của từng địa phương nếu một số cơ quan chưa có bộ phận một cửa.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc trình Ủy ban nhân dân thành phố/Giám đốc ban quản lý khu công nghiệp phê duyệt.

Bước 4: Nhà đầu tư nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Bộ Phận Một Cửa.

Hồ sơ thành lập công ty liên doanh cần có những gì ?

Do việc thành lập công ty liên doanh có sự góp vốn của hai bên là bên Việt Nam và bên nước ngoài.

1. Hồ sơ nhà đầu tư bên nước ngoài cung cấp những tài liệu sau:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Điều lệ Công ty;

– Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm tài chính gần nhất

– Giấy xác nhận ngân hàng liên quan đến số dư tài khoản tương đương với số vốn góp cho Công ty sẽ thành lập tại Việt Nam;

– Quyết định của Công ty liên quan đến việc đầu tư thành lập Công ty tại Việt Nam và cử người đại diện quản lý phần vốn góp đó tại Việt Nam;

– Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật (trong trường hợp được cử làm Giám Đốc Công ty) hoặc trong trường hợp là người đại diện quản lý phần vốn góp.

2. Hồ sơ nhà đầu tư bên Việt Nam cần cung cấp

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Điều lệ Công ty;

– Giấy xác nhận ngân hàng liên quan đến số dư tài khoản tương đương với số vốn góp cho Công ty sẽ thành lập tại Việt Nam;

– Biên bản họp, Quyết định của Công ty liên quan đến việc tham gia góp vốn thành lập Công ty tại Việt Nam và cử người đại diện quản lý phần vốn góp đó tại Việt Nam;

– Hộ chiếu/chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước của người đại diện theo pháp luật (trong trường hợp được cử làm Giám Đốc Công ty) hoặc trong trường hợp là người đại diện quản lý phần vốn góp.

– Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân;

– Giấy xác nhận ngân hàng liên quan đến số dư tài khoản tương đương với số vốn góp cho Công ty sẽ thành lập tại Việt Nam;

3. Tài liệu khác cần chuẩn bị

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thành lập công ty liên doanh sẽ bao gồm các tài liệu sau:

– Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan có thẩm quyền quy định;(Theo mẫu quy định);

– Bản danh sách thành viên công ty, kèm theo là bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân, người đại diện ủy quyền theo pháp luật;

– Bản sao công chứng đã được dịch và hợp pháp hóa lãnh sự của doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư liên doanh;

– Bản điều lệ công ty liên doanh;

– Văn bản xác định vốn pháp định, Bản sao chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu công ty theo quy định pháp luật với truờng hợp thành lập công ty có điều kiện như trên;

– Hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở chính công ty;

– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với địa điểm thuê (đối với thuê nhà mặt đất) hoặc giấy tờ chứng minh địa chỉ kinh doanh có chức năng kinh doanh văn phòng (với địa chỉ là nhà tầng)

Lưu ý: Đối với doanh nghiệp nước ngoài lần đầu đăng ký đầu tư liên doanh tại Việt Nam cần có hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các chủ doanh nghiệp tư nhân nói chung và các chủ doanh nghiệp tư nhân đang là quý khách hàng của LSX nói riêng. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bắc giang, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Điểm giống nhau giữa hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh?

– Chủ thể của hai loại hợp đồng này đều có hai bên hoặc nhiều bên, và đều bao gồm các đối tượng là nhà đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Nội dung của hợp đồng đều chứa đựng thỏa thuận làm hình thành quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đầu tư.
– Đều là hình thức đầu tư trực tiếp

Công ty có bao nhiêu % vốn nước ngoài được hiểu là công ty liên doanh?

Pháp luật không có quy định về công ty liên doanh, tuy nhiên, trường hợp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn cùng nhà đầu tư Việt Nam dù tỷ lệ % là bao nhiêu vẫn được hiểu là công ty liên doanh.

Tên gọi khác của hợp đồng liên doanh là gì?

Hợp đồng liên doanh còn có các tên gọi khác như sau:
Hợp đồng liên doanh liên kết
Hợp đồng liên kết kinh doanh
Hợp đồng hợp tác liên doanh 
Hợp đồng liên doanh thực hiện dự án

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm