Từ chối cấp dưỡng một lần sau ly hôn cho con có được không?

bởi Quỳnh
Từ chối cấp dưỡng một lần sau ly hôn cho con có được không?

Xin chào Luật sư X, tôi đang gặp trường hợp như sau rất mong được tư vấn. Vợ chồng tôi do xảy ra mâu thuẫn nên quyết định muốn ly hôn với nhau. Chúng tôi có một đứa con gái 5 tuổi và thống nhất là đứa con này vợ tôi sẽ nuôi; còn tôi sẽ cấp dưỡng. Tuy nhiên, vợ tôi yêu cầu tôi phải cấp dưỡng một lần sau ly hôn cho con thay vì trợ cấp hàng tháng. Mà vợ tôi là người chi tiêu phung phí nên tôi không tin tưởng khi cấp dưỡng luôn một lần cho con. Vậy tôi có thể từ chối cấp dưỡng một lần sau ly hôn cho con hay không? Mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư, tôi xin cảm ơn!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Bộ phận hỏi đáp Luật hôn nhân của Luật sư X. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
  • Nghị định 126/2014/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn về từ chối cấp dưỡng một lần sau khi ly hôn

Cấp dưỡng là gì? Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng

Khái niệm cấp dưỡng:

Căn cứ Khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.”

Như vậy, cấp dưỡng được hiểu là việc chu cấp tiền bạc; hoặc tài sản khác giữa người có nghĩa vụ cấp dưỡng với người được cấp dưỡng; trên cơ sở giữa họ có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Như vậy, trường hợp trốn tránh, từ chối cấp dưỡng là hành vi vi phạm pháp luật.

Đối tượng được cấp dưỡng là người không trực tiếp chung sống với người có nghĩa vụ cấp dưỡng, bao gồm:

  • Người chưa thành niên;
  • Người đã thành niên mà không có khả năng lao động;
  • Người đã thành niên mà không có tài sản để tự nuôi sống bản thân;
  • Người gặp khó khăn hoặc túng thiếu.

Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng

  • Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân; huyết thống hoặc nuôi dưỡng.
  • Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng không cùng sống chung với nhau; hoặc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ; thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
  • Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên; hoặc là người đã thành niên mà không có khả năng lao động; và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu.
  • Người có nghĩa vụ cấp dưỡng là người đã thành niên; có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Nghĩa vụ và phương thức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:

“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Như vậy, cha, mẹ không chỉ cấp dưỡng cho con khi ly hôn; mà còn cấp dưỡng cho con cả trong thời kỳ hôn nhân; nếu cha, mẹ không sống chung với con; hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Phương thức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Theo Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Như vậy, các bên có thể thỏa thuận với nhau về phương thức cấp dưỡng một lần; hoặc theo tháng, theo quý, theo năm như trên để phù hợp với hoàn cảnh của hai bên. Đồng thời, hai bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng; tạm ngừng cấp dưỡng; hoặc từ chối cấp dưỡng (nhưng phải có lý do chính đáng) trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế; mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Trong trường hợp nếu không thỏa thuận được phương thức cấp dưỡng thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Từ chối cấp dưỡng một lần sau ly hôn cho con có được không?

Với trường hợp của bạn, việc xác định phương thức cấp dưỡng phụ thuộc vào thỏa thuận của vợ chồng bạn; pháp luật không can thiệp. Do đó, nếu vợ bạn muốn bạn cấp dưỡng một lần sau ly hôn còn bạn thì muốn cấp dưỡng hàng tháng; và hai vợ chồng bạn không thể thỏa thuận được với nhau thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ vào khả năng thực tế của người cấp dưỡng; và nhu cầu thực tế của người con để quyết định phương thức cũng như mức cấp dưỡng.

Ngoài ra, để tránh xảy ra tranh chấp, vợ chồng bạn có thể thỏa thuận thực hiện cấp dưỡng một lần; nhưng bạn có thể ra điều kiện như yêu cầu vợ bạn gửi khoản tiền đó vào ngân hàng để rút định kỳ. Như thế sẽ tránh được việc vợ bạn tiêu xài phung phí; và còn có thể sinh lợi tức cho khoản tiền cấp dưỡng này.

Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hôn nhân: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ như thế nào?” answer-0=”Theo Điều 111 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì con phải cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp không sống chung với cha, mẹ (như con đã kết hôn và được cha mẹ cho ở riêng, con đi làm ăn xa…) hoặc trường hợp con trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng cha, mẹ.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Người có nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn nhưng không thực hiện nghĩa vụ này sẽ bị xử phạt như thế nào?” answer-0=”Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Hơn nữa, có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 186 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Mức tiền trợ cấp nuôi con khi bố mẹ ly hôn là bao nhiêu?” answer-0=”Theo Khoản 1 Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm