Từ năm 2022, khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt 100 triệu đồng?

bởi TranThiThuTrang
Tiến hành tăng vốn điều lệ để làm gì?

Chào luật sư! Tôi được 1 người bạn mời góp vốn vào 1 công ty may mặc tại Sài Gòn. Tuy nhiên; khi tìm hiểu về công ty tôi lại được biết rằng công ty thực hiện khai khống vốn để được hưởng 1 số lợi ích; nên tôi quyết định không tham gia. Và tôi nghe nói từ năm 2022, khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt 100 triệu đồng; điều đó có đúng không? Rất mong luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về Từ năm 2022, khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt 100 triệu đồng? như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khai khống vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty; chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH một thành viên; thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên; thành lập công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Thành viên, cổ đông của công ty có thể góp vốn bằng tài sản bao gồm: tiền, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng…; ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.

Khai khống vốn điều lệ được hiểu là việc vốn điều lệ không có thực; doanh nghiệp tự kê khai để đăng ký kinh doanh. Là 1 hành vi vi phạm trong việc khai báo. Trên thực tế; khi thực hiện xử phạt việc xác minh khai khống vốn điều lệ do cơ quan thanh tra có nghĩa vụ chứng minh.

Khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt 100 triệu đồng?

Khai khống vốn điều lệ được không?

Luật Doanh nghiệp không quy định doanh nghiệp phải có bao nhiêu vốn tối thiểu và tối đa; trừ doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề bắt buộc phải có vốn pháp định tối thiểu. Việc chọn số vốn điều lệ cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm và nền tảng của chủ doanh nghiệp.

Chính vì vậy; một số doanh nghiệp đã lợi dụng quy định này đưa ra số vốn cao vượt ngoài khả năng của bản thân. Vốn điều lệ cao thì sẽ tạo được niềm tin cho đối tác; ngân hàng nhưng cũng không kém phần rủi ro sau này nếu làm ăn thất bại; dẫn đến gây nợ cho khách hàng hoặc nặng hơn là giải thể; phá sản hoặc vay ngân hàng quá nhiều dẫn đến không có khả năng chi trả. Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng đúng với số vốn mà mình đã đăng ký.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020: “Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.”

Như vậy; theo các quy định được nêu ở trên; thì việc công ty khai khống vốn điều lệ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm bởi Luật Doanh nghiệp 2020. Vậy hành vi khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt 100 triệu đồng có đúng không? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi!

Khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt 100 triệu đồng?
Hình ảnh minh họa về khai khống vốn điều lệ.

Khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt 100 triệu đồng

Cụ thể, tại Điều 47 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với vi phạm về kê khai vốn điều lệ như sau:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị dưới 10 tỷ đồng.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng.
  • Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên.

Biện pháp khắc phục hậu quả với vi phạm về kê khai vốn điều lệ: Buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn thực góp đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên.

Như vậy; theo quy định tại Nghị định số 122/2021/NĐ-CP; khai khống vốn điều lệ (vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp) có thể bị phạt lên tới 100 triệu đồng. Lời khuyên dành cho các doanh nghiệp là hãy kê khai đúng số vốn trong khả năng của mình; bởi lẽ các doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ; hoặc thủ tục giảm vốn điều lệ theo quy định.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật sư X về nội dung “Từ năm 2022, khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt 100 triệu đồng?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc về các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ 0833102102. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Câu hỏi thường gặp

Vốn điều lệ của hộ kinh doanh là bao nhiêu?

Hiện nay, pháp luật không quy định về số vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa mà mà hộ kinh doanh phải đăng ký. Việc đăng ký số vốn điều lệ bao nhiêu phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng của chủ hộ. Vốn điều lệ nên đăng ký ở mức vừa phải phù hợp với khả năng tài chính của hộ.

Góp vốn bằng tiền mặt cần những chứng cứ gì?

Phiếu thu: Nội dung ghi rõ: góp vốn kinh doanh vào công ty
Có đầy đủ chữ ký của các cá nhân liên quan như: chữ ký người nộp tiền, người thu tiền, người lập phiếu, giám đốc/tổng giám đốc.
Biên bản kiểm kê tiền mặt (bảng kiểm đếm số lượng, loại tiền)
Biên bản góp vốn

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm