Tự ý tăng giá bán hàng hóa vào ngày tết bị xử phạt bao nhiêu tiền?

bởi VanAnh
Tự ý tăng giá bán hàng hóa vào ngày tết bị xử phạt bao nhiêu tiền

Tết là thời điểm mà nhu cầu mua sắm các mặt hàng thiết yếu của người dân tăng cao. Ngày thường, hàng hóa cũng có tăng giá nhưng không nhiều, còn vào dịp Tết các cửa hàng có thể sẽ tăng giá hàng hóa. Giá hàng hóa sẽ tăng rõ rệt nhất, hầu hết các mặt hàng, dịch vụ đều có xu hướng đắt hơn, một số mặt hàng đắt gấp 2-3 lần ngày thường. Nhiều gian thương thường lợi dụng thời điểm này để nâng giá “quá đà” mà không biết rằng hành vi đó sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Vậy nếu tự ý tăng giá bán hàng hóa vào ngày tết bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ pháp lý

Tự ý tăng giá bán hàng hóa là hành vi vi phạm pháp luật

Hiện nay, pháp luật chỉ quy định xử phạt đối với hành vi tăng giá hàng hóa bất hợp lý.

Theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, Điều 7 Thông tư 31/2014/TT-BTC và khoản 6 Điều 1 Thông tư 153/2016/TT-BTC thì hành vi tăng giá hàng hóa bất hợp lý dịp Tết là hành vi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

– Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.

+ Tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai.

+ Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã hoặc phải kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP.

+ Tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và yêu cầu đăng ký lại, kê khai lại mức giá theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hành vi tăng giá hàng hóa dịp Tết thuộc các trường hợp trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tự ý tăng giá bán hàng hóa vào ngày tết bị xử phạt bao nhiêu tiền
Tự ý tăng giá bán hàng hóa vào ngày tết bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Tự ý tăng giá bán hàng hóa vào ngày tết bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Tự ý tăng giá bán hàng hóa vào ngày tết sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 13 Nghị Định 109/2013/NĐ-CP và được hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 31/2014/TT-BTC. Cụ thể như sau:

Điều 13. Hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau:

a) Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều này.

Theo đó:

Hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý quy định tại Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP

Hành vi tăng giá bất hợp lý quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là hành vi tăng giá như sau:

  • Tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai;
  • Tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và yêu cầu đăng ký lại, kê khai lại mức giá theo quy định của pháp luật.

Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý làm căn cứ áp dụng mức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được tính bằng mức giá bán thực tế của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có hành vi vi phạm về tăng giá bất hợp lý nhân (x) với số lượng hàng hóa, dịch vụ đã bán tăng giá bất hợp lý tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bắt đầu tăng giá bất hợp lý tới thời điểm xử phạt hành vi vi phạm này.

Số tiền thu lợi do vi phạm hành chính quy định tại khoản 7 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được tính như sau:

  • Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý trừ (-) tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán theo giá đăng ký, kê khai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đưa vào áp dụng trước đó đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
  • Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý trừ (-) tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ được tính theo mức giá trên cơ sở kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Tự ý tăng giá bán hàng hóa vào ngày tết bị xử phạt bao nhiêu tiền?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ Đổi tên căn cước công dân… thì hãy liên hệ ngay tới LSX để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Liên hệ hotline: 0833.102.102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thu thêm phí dịch vụ ngày Tết có bị phạt không?

Hành vi thu thêm phí dịch vụ ngày tết có thể bị xử phạt theo Điều Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP. Đây là hành vi vi phạm quy định về giá. Để tránh tình trạng này nên thực hiện theo nghị định 177/2013/NĐ-CP : “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng”.
Vấn đề niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định là điều tất yếu.

Bán hàng giả trong dịp Tết bị xử phạt như thế nào?

Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP và khoản 7 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022, quy định về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa. cụ thể:
– Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm