Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hoạt động quan trọng trong quá trình thực thi pháp luật. Và với các chủ thể áp dụng văn bản quy phạm pháp luật thì cần chú ý nguyên tắc khi áp dụng. Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật sẽ có thứ tự pháp lí. Vậy văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc
Văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất
Từ trước đến nay, không chỉ người dân mà ngay cả những cá nhân, tổ chức đang làm công tác pháp luật đều có cách hiểu và sử dụng một cách thiếu chính xác và thống nhất thuật ngữ “pháp lý”, thậm chí có người còn đồng nhất khái niệm này với khái niệm “pháp luật”. Pháp lý hay các lý lẽ của pháp luật chính là cơ sở của lý luận, là sự vận dụng, áp dụng có khoa học về pháp luật, về phương pháp nghiên cứu một cách có hệ thống.
Khái niệm “pháp lý” xuất phát từ tiếng la – tin “Jus” nghĩa là quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo giải thích của Đại từ điển tiếng Việt thì “pháp lý là căn cứ, là cơ sở lý luận của luật pháp” (trang 1320).
Ngoài ra, pháp lý chỉ những khía cạnh, phương diện khác nhau của đời sống pháp luật của một quốc gia. Như vậy, pháp lý là một khái niệm rộng hơn pháp luật, bao gồm cả những lý lẽ, lẽ phải, giá trị pháp lý bắt nguồn từ một sự việc, hiện tượng xã hội là cơ sở hình thành nên pháp luật
Không chỉ có vậy, có một số người còn đặt ra câu hỏi văn bản pháp lí là gì? Thì trong luật pháp Việt Nam người ta không thường sử dụng cụm từ văn bản pháp lí mà thường sẽ là văn bản pháp luật hay văn bản quy phạm pháp luật. Đây là những văn bản phổ biến và được sử dụng với các văn bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.
Vậy văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật việt nam. Mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết
Văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật việt nam
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3.Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.”;
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sa u đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 116 Hiến pháp 2013: “ Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý”
Hiến pháp được xác định là văn bản quy phạm pháp luật, do Quốc Hội – cơ quan quyền lực cao nhất của nước ta ban hành nhằm xác định những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất, qua đó thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Như vậy, Hiến pháp vừa được xác định là bản tổng kết thành quả của cách mạng, vừa đề ra những phương hướng, chiến lược, nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
Hiến pháp được coi là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất bởi những lý do sau:
– Chủ thể ban hành Hiến pháp là Quốc hội với những trình tự, thủ tục xây dựng, sửa đổi và thông qua đặc biệt so với các văn bản pháp luật khác.
– Hiến pháp được xác định là văn bản duy nhất quy định về việc tổ chức quyền lực nhà nước, được xác định là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo.
– Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh rất rộng, có tính chất bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hướng dẫn trình bày văn bản theo thông tư 01
- Đăng ký mã số thuế cá nhân ở đâu?
- Hướng dẫn cách trình bày hoàn cảnh gia đình khó khăn
- Không lãnh bảo hiểm that nghiệp có bị mất không?
- Mẫu đơn xin khất nợ ngân hàng mới nhất năm 2022
- Mã hộ gia đình dùng để làm gì
- Mẫu đơn xin đi học nâng cao trình độ chuyên môn mới nhất năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ công ty tạm ngừng kinh doanh; giải thể công ty, tìm hiểu về tra cứu thông tin quy hoạch; giấy ủy quyền xác nhận độc thân, giấy phép bay flycam, dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Văn bản pháp luật được hiểu là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản theo đúng trình tự, thủ tục và hình thức đã được quy định từ trước đó nhằm thể hiện ý chí của chủ thể ban hành văn bản và tư văn bản đó đặt ra những mục đích quản lý.
Sơ đồ hệ thống văn bản pháp luật sẽ giúp quý vị có cái nhìn tổng quát về hệ thống pháp luật ở mọi lĩnh vực cũng như mối quan hệ giữa các văn bản. Và dưới đây sẽ là sơ đồ hệ thống văn bản pháp luật theo thứ tự hiệu lực từ cao xuống thấp:
– Hiến pháp
– Luật, bộ luật.
– Pháp lệnh, nghị quyết do Quốc Hội ban hành.
– Lệnh, quyết định do Chủ tịch nước ban hành.
– Nghị định.
– Thông tư.
– Nghị quyết do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành.
– Quyết định do UBND cấp tỉnh ban hành.
– Văn bản pháp luật của chính quyền đơn vị hành chính đặc biệt.
– Nghị quyết do HĐND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ban hành.
– Quyết định do UBND cấp huyện ban hành.
– Quyết định do HĐND cấp xã ban hành.
– Quyết định do UBND cấp xã ban hành.