Vay tín dụng không trả có làm sao không?

bởi DuongAnhTho
Vay tín dụng không trả có làm sao không?

Rất nhiều người khi vào bước được cùng, sự túng quấn đã khiến họ phải chấp nhận vay tiền bị tính lãi suất cao. Tuy nhiên người vay cũng nên tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định vay tiền, tránh rơi vào vòng xoáy “tín dụng đen”. Nhiều trường hợp vì lãi quá cao không thể trả kịp. Vậy vay tín dụng không trả có làm sao không? Để trả lời cho câu hỏi trên mời quý bạn đọc cùng đón xem qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Tín dụng là gì?

Tín dụng là việc chuyển giao vốn dựa trên cơ sở tín nhiệm và theo nguyên tắc hoàn trả; theo đó, người cho vay chuyển giao quyền sử dụng một lượng tài sản cho người vay trong một thời hạn nhất định.

Tín dụng xuất hiện cùng với sự xuất hiện của tiền tệ; và quan hệ trao đổi hàng hóa; nhằm đáp ứng nhu cầu điều hòa vốn trong xã hội. Vốn là đối tượng chuyển giao trong quan hệ tín dụng có thể là; tiền mặt hay tài sản trị giá thành tiền. Trong quan hệ tín dụng; người nhận chuyển giao vốn sau một thời gian sử dụng vốn theo thỏa thuận; phải hoàn trả lại cho người đã chuyển giao cho mình. Về bản chất pháp lí, quan hệ tín dụng là một dạng quan hệ vay tài sản; nhưng khác với các quan hệ vay tài sản thông thường ở chỗ; đối tượng hoàn trả không phải là vật cùng loại mà là tiền.

Trong quan hệ kinh tế – thương mại; thông “thường đối tượng của nghĩa vụ hoàn trả là; một lướng giá trị lớn hơn lượng giá trị được chuyển giao gồm giá trị được chuyển giao và lãi tín dụng. Lãi tín dụng được tính theo lãi suất, là giá cả của tín dụng. Căn cứ vào chủ thể tiến hành hoạt động tín dụng mà tín dụng được phân chia ra các loại như; tín dụng Nhà nước, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng hợp tác xã… Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn, tín dụng được phân chia làm các loại; tín dụng ngắn hạn; tín dụng trung hạn, tín dụng dài hạn (thời hạn sử dụng vốn từ trên 60 tháng).

Vay tín dụng không trả có làm sao không?

Vay tín dụng không trả có làm sao không?

Điều 466 BLDS năm 2015 quy định về “Nghĩa vụ trả nợ của bên vay” như sau:

“1.  Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng; trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả; hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả; trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì chưa có nội dung nào đề nghị việc truy cứu trách nhiệm hình sự; đối với khách hàng vay vốn tín chấp mà không hoàn trả được nợ do khó khăn về tài chính. Vì vậy nếu khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng thì sẽ chịu trách nhiệm dân sự. 

Hợp đồng vay vốn hai bên ký kết tại thời điểm đó được coi là; hợp đồng vay tài sản (tiền là một loại tài sản) có thời hạn trả nợ theo quy định tại BLDS năm 2015. Theo quy định trên, khi hợp đồng vay tài sản đến kì hoàn trả thì; khách hàng sẽ phải có nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản vay cho tổ chức tín dụng theo quy định.

Đến thời điểm trả nợ mà bên vay không trả thì phải làm sao?

Thời điểm đến lúc trả nợ mà bên vay không trả nợ hoặc hoàn trả không đầy đủ thì; bên vay sẽ phải trả lãi đối với khoản vay bị chậm trả theo lãi suất cơ bản được quy định bởi tổ chức tín dụng. Khoản lãi phạt sẽ được tính bắt đầu từ thời điểm chậm trả nợ nhân với số tiền gốc chậm nợ. Nguyên tắc là không tính lãi phạt trên nợ lãi phát sinh (chỉ tính trên nợ gốc).

Trường hợp này; bên cho vay có quyền khởi kiện các khách hàng không trả nợ vay ra tòa án theo trình tự tố tụng dân sự; nhằm đề nghị Tòa án xét xử ra phán quyết buộc khách hàng phải hoàn trả đầy đủ số tiền vay; và lãi phát sinh nếu có cho họ.

Sau khi Tòa án có phán quyết về trách nhiệm dân sự của người vay; đơn vị cho vay có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tại địa phương thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với người vay như kê biên tài sản; niêm phong, phong tỏa tài sản; phát mãi tài sản mà họ sở hữu, .. để thu hồi khoản vay cho tổ chức tín dụng.

Vì vậy, để hạn chế được phát sinh lãi và giải quyết vấn đề; bạn nên trình bày với phía bên cho vay nơi bạn vay tín chấp để bên cho vay biết được tình trạng của bạn; nắm được tình hình và đàm phán hướng giải quyết phù hợp; tránh được việc bị bên cho vay khởi kiện tại Tòa án.

Vay tín dụng không trả có phải chịu trách nhiệm hình sự ​không?

Trường hợp 1

Nếu bạn chưa trả tiền lãi suất và tiền gốc kỳ; quý khách thực hiện thanh toán đúng thời hạn trong hợp đồng; quý khách không bỏ trốn khỏi nơi cư trú thì bên cho vay có khả năng phải tuân thủ hợp đồng; và cho quý khách được tiếp tục thực hiện hợp đồng (nghĩa là cho quý khách được tiếp tục thanh toán tiền); hoặc chấm dứt hợp đồng, yêu cầu quý khách phải trả số tiền còn nợ. 

Theo quy định pháp luật, công ty tài chính có thể tự mình yêu cầu quý khách phải trả tiền; hoặc khởi kiện ra Tòa án nếu khách hàng không tự nguyện thanh toán. Những biện pháp đe dọa để khách hàng thanh toán đều không hợp pháp.

Trường hợp 2

Quý khách chưa thực hiện thanh toán, quý khách không giữ liên lạc với công ty tài chính; bỏ đi khỏi nơi cư trú mà chính quyền địa phương không triệu tập được thì; hành vi nêu trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định, hướng dẫn tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015; cụ thể như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt; hoặc đã bị kết án về tội này; hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật hình sự; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại; hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó; hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Vay tín dụng không trả có làm sao không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Lãi suất trong hợp đồng cho vay của tổ chức tín dụng

Đối với hợp đồng vay mà một bên là tổ chức tín dụng thì lãi suất của Hợp đồng tín dụng được thực hiện theo thoả thuận mà không bị giới hạn mức trần 20%/năm theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

 Điều kiện xét duyệt vay vốn

Pháp luật ngân hàng quy định, tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện tại Điều 7, khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN)

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm