Thuế thu nhập cá nhân không còn là khái niệm xa lạ với mọi người trong thời điểm hiện nay. Nhiều người có mức lương đủ đóng thuế thu nhập cá nhân từ rất sớm nên những quy định và vấn đề liên quan đến thu nhập cá nhân luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Việc tính thuế thu nhập cá nhân sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mức lương hàng tháng và mức lương thực nhận của người lao động chính vì vậy làm sao để tính được mức thuế thu nhập cá nhân chính xác là rất quan trọng. Vậy tính thuế thu nhập cá nhân theo công thức mới như thế nào? Bài viết “Ví dụ tính thuế thu nhập cá nhân theo công thức mới ” dưới đây của LSX sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế được đánh trên thu nhập của mỗi người sau mỗi kỳ trả lương. Khoản thuế này đã được phát triển rất lâu tại những nước phát triển nhưng vẫn còn khá xa lạ với nhiều người Việt Nam. Vậy tại sao thu nhập của bản thân phải trích ra để đóng thuế? Việc đóng thuế này có ý nghĩa gì và mục đích của thuế thu nhập cá nhân là gì? Hay tham khảo qua thông tin dưới đây.
Thuế thu nhập cá nhân được hiểu là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ nếu có. Hay nói cách khác, khoản tiền phải trích nộp từ một phần tiền lương và nguồn thu khác của người tạo ra thu nhập là thuế thu nhập cá nhân. Sau khi đã được giảm trừ, khoản tiền này sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước thông qua cơ quan Thuế. Hiện tại, các cá nhân có thu nhập thấp dưới mức quy định sẽ không bị áp thuế TNCN.
Nếu người lao động có người phụ thuộc, họ sẽ được giảm trừ thuế theo quy định. Như vậy, mức thuế TNCN phải nộp càng lớn đối với những người có thu nhập cao.
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được thể hiện rõ ở tên của loại thuế này đó là loại thuế dành cho cá nhân. Cá nhân hiện nay được chia thành 2 loại là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Đối với mỗi đối tượng sẽ có một cách tính thuế khác nhau và được áp dụng mức thuế riêng. Về điều kiện để được xét vào những nhóm đối tượng này hãy tham khảo thông tin sau:
Thuế với một vai trò quan trọng đối với Nhà nước; Thuế thu nhập cá nhân còn có vai trò quan trọng không chỉ với ngân sách Nhà nước mà còn góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Việc phân loại ra các đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân có vai trò hết sức quan trọng; việc phân loại ra các đối tượng ảnh hưởng đến cách tính thuế. Mỗi đối tượng lại có một cách tính thuế khác nhau.
Hiện nay theo Luật thu thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định; có hai đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân đó là:
- Cá nhân cư trú
- Cá nhân không cư trú
Cá nhân cư trú là người có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam; và là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Là cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên; tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú; hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Cá nhân không cư trú là người có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt nam; Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện của cá nhân cư trú.
>> Xem thêm: hợp đồng chuyển nhượng văn phòng thừa phát lại
Ví dụ tính thuế thu nhập cá nhân theo công thức mới
Để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về đối tượng và cách tính thuế thu nhập cá nhân theo từng đối tượng chúng tôi đã đưa ra những ví dụ cụ thể cho các trường hợp này để bạn có cái nhìn chi tiết nhất.
Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được chia thành 02 đối tượng khác nhau, gồm:
– Cá nhân cư trú.
– Cá nhân không cư trú.
Trong đó, cá nhân cư trú lại được chia thành 02 trường hợp, đó là cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng.
Với mỗi đối tượng, mỗi trường hợp trên đều có cách tính thuế thu nhập cá nhân khác nhau
Đối với cá nhân cư trú
Cá nhân có thể được xem là cư trú khi thỏa mãn một trong hai trường hợp sau:
– Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, và đã ký kết hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
– Có nơi ở thường trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, để được coi là cư trú, cá nhân phải có mặt tại Việt Nam trong ít nhất 183 ngày trong năm dương lịch hoặc liên tục trong 12 tháng tính từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một ngày.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú được thực hiện như sau:
TRƯỜNG HỢP 1: Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động trên 03 tháng và có nguồn thu nhập từ tiền công, tiền lương
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân:
(1): Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
(2): Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – Các khoản giảm trừ
(3): Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được – Các khoản được miễn thuế
Các bước tính thuế thu nhập cá nhân:
Bước 1: Tính tổng thu nhập nhận được
Tổng thu nhập là tổng các khoản thu bao gồm: Tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ (bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp…)
Bước 2: Tính các khoản được miễn thuế
Các khoản thu nhập được miễn thuế gồm:
+ Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của pháp luật.
+ Thu nhập của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế hoặc hãng tàu của nước ngoài.
Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế
Áp dụng công thức số (3) để tính thu nhập chịu thuế
Bước 4: Tính các khoản được giảm trừ
Các khoản giảm trừ bao gồm:
a, Giảm trừ gia cảnh:
Mức giảm trừ đối với người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm.
Mức giảm trừ đối với người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/người/tháng. (phải đăng ký và được cấp MST người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh).
b, Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Tỷ lệ trích các khoản BH vào lương của người lao động như sau:
BHXH (8 %)
BHYT(1,5 %)
BHTN (1 %)
c, Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học: Hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Các khoản đóng góp từ thiện , nhân đạo, khuyến học như: Đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học… phải có tài liệu để chứng minh đóng góp chứng từ thu hợp pháp của tổ chức, cơ sở được thành lập hợp pháp.
Bước 5: Tính thu nhập tính thuế
Áp dụng công thức số (2) để tính thu nhập tính thuế
Bước 6: Xác định mức thuế suất
Thuế suất thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, cụ thể:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Các bạn lấy thu nhập tính thuế đã tính được ở bước trên đối chiếu với bảng bên trên để xác định mức thuế suất tương ứng.
Bước 7: Tính số thuế thu nhập cá nhân phải nộp
Sau khi đã biết được thu nhập tính thuế và thuế suất sẽ có 2 phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân cần nộp như sau:
Phương pháp lũy tiến: Bằng cách áp dụng công thức tính số (1) tính số thuế phải nộp theo từng bậc thuế, sau đó cộng lại theo từng bậc thu nhập.
Phương pháp rút gọn: Sau khi tính thu nhập tính thuế ở bước 5 thì áp dụng bảng Biểu tính thuế rút gọn (theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC) dưới đây để ra mức thuế TNCN cần phải đóng.
Bậc | Thu nhập tính thuế /tháng | Thuế suất | Tính số thuế phải nộp | |
Cách 1 | Cách 2 | |||
1 | Đến 5 triệu đồng (trđ) | 5% | 0 trđ + 5% TNTT | 5% TNTT |
2 | Trên 5 trđ đến 10 trđ | 10% | 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ | 10% TNTT – 0,25 trđ |
3 | Trên 10 trđ đến 18 trđ | 15% | 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ | 15% TNTT – 0,75 trđ |
4 | Trên 18 trđ đến 32 trđ | 20% | 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ | 20% TNTT – 1,65 trđ |
5 | Trên 32 trđ đến 52 trđ | 25% | 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ | 25% TNTT – 3,25 trđ |
6 | Trên 52 trđ đến 80 trđ | 30% | 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ | 30 % TNTT – 5,85 trđ |
7 | Trên 80 trđ | 35% | 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 tr | 35% TNTT – 9,85 trđ |
Ví dụ:
Anh A ký hợp đồng lao động 3 năm ở Công ty X, tháng 1 năm 2023 anh A nhận được các khoản thu nhập như sau:
Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công là 24,100,000 VNĐ. Trong đó:
– Lương cơ bản (lương tham gia bảo hiểm) là 10.000.000 VNĐ,
– Phụ cấp ăn trưa: 800.000,
– Phụ cấp điện thoại theo quy chế công ty: 300.000,
– Tiền hỗ trợ xăng xe đi lại: 3.000.000,
– Tiền thưởng: 10.000.000 VNĐ.
– Anh A có nuôi 1 con nhỏ (đã đăng ký giảm trừ gia cảnh)
Yêu cầu: Tính thuế TNCN phải nộp trong tháng 1/2023 của anh A.
Hướng dẫn cách tính:
– Bước 1: Tổng thu nhập của anh A là 24,100,000 VNĐ
– Bước 2: Các khoản được miễn thuế của anh A
Tiền phụ cấp điện thoại: 300.000 VNĐ
Tiền phụ cấp ăn trưa: Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Khoản 4 Điều 22 Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH, phụ cấp ăn trưa chỉ được miễn tối đa là 730.000 VNĐ. Do đó, 800.000 – 730.000 = 70.000 VNĐ còn lại là phần thu nhập chịu thuế.
– Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế của anh A
Công thức (3): Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế
= 24,100,000 – (300.000 + 730.000) = 23,070,000 VNĐ
– Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ
Bản thân anh A: 11.000.000
Người phụ thuộc : 4.400.000 (đã đăng ký giảm trừ gia cảnh cho 1 người con)
Tiền đóng bảo hiểm: 10,5% (BHXH: 8%, BHYT: 1,5%, BHTN: 1%) trên mức lương tham gia BH là: 10.000.000 = 1,050,000
– Bước 5. Tính thu nhập tính thuế của anh A
Công thức số (2): Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – Các khoản giảm trừ
= 23,070,000 – (11.000.000+4.400.000+1,050,000) = 6,620,000 VNĐ
– Bước 6. Xác định mức thuế suất
Thu nhập tính thuế của anh A là 6,620,000 VNĐ, đối chiếu với bảng thuế lũy tiến thì thuộc Bậc 2
– Bước 7. Tính số thuế thu nhập cá nhân phải nộp
*Cách 1: Phương pháp lũy tiến
Công thức (1): Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
+ Bậc 1: 5,000,000 x 5% = 250,000 VNĐ
+ Bậc 2: (6,620,000 – 5,000,000) x 10% = 162,000 VNĐ
=> Số thuế anh A phải nộp = 250,000 + 162,000 = 412000 VNĐ
*Cách 2: Phương pháp rút gọn
Các bạn nhìn vào Biểu tính thuế rút gọn ở trên. -> nhìn sang Tính số thuế phải nộp:
+ Cách 1: 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ = 250.000 + (10% x 1,620,000) = 412,000 VNĐ
+ Cách 2: 10% TNTT – 0,25 trđ = 10% x 6,620,000 – 250.000 = 412,000 VNĐ
=> Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của anh A trong tháng 1 năm 2023 là: 412,000 VNĐ.
Đối với cá nhân không cư trú
Người nước ngoài không đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú thì được xác định là cá nhân không cư trú.
Cá nhân không cư trú thì không được tính giảm trừ gia cảnh nên chỉ cần có thu nhập chịu thuế sẽ phải nộp thuế thu nhập (thu nhập chịu thuế > 0 mới phải nộp thuế).
Nói cách khác, chỉ cần có thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ phải nộp thuế với mức thuế suất 20%/thu nhập chịu thuế; trường hợp có đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo, khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo quy định thì được trừ khoản này.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú là:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế
Trong đó:
Thu nhập chịu thuế bao gồm tiền công, tiền lương và những khoản thu khác mà cá nhân nộp thuế nhận trong kỳ tính thuế.
Thời điểm tính thuế sẽ căn cứ theo từng lần phát sinh thu nhập của cá nhân.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục rút vốn khỏi công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Quy trình xử lý tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành
- Xuất khẩu rượu chịu thuế gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Ví dụ tính thuế thu nhập cá nhân theo công thức mới“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Thuế là nguồn thu ổn định và chủ yếu của quốc gia, thuế chính là công cụ quan trọng để nhà nước điều tiết thị trường hướng dẫn tiêu dùng theo hướng tích cực, bảo vệ thị trường trong nước và đảm bảo cân bằng giữa các nhóm lợi ích trong xã hội bằng cách tăng thuế, giảm thuế; hoặc miễn thuế.
Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định những thu nhập được miễn thuế, theo đó những khoản thu nhập được miễn thuế như: Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất…