Vi phạm về đăng ký khai tử theo quy định năm 2023 như thế nào?

bởi Ngọc Trinh
Vi phạm về đăng ký khai tử

Hộ tịch được xác định là một nguồn để xác thực tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết. Chính vì vậy mà việc đăng ký hộ tịch là điều bắt buộc phải làm đối với công dân. Đối với việc đăng ký hộ tịch nhà nước đã ban hành một luật riêng đề quy định về lĩnh vực này, đó chính là Luật hộ tịch 2014. Tuy nhiên trong lĩnh vực vẫn còn nhiều tồn đọng. Một trong số đó có thể kể đến là hành vi vi phạm về đăng ký khai tử. Vậy trường hợp vi phạm đó sẽ bị xử phạt như thế nào? Mời quý khách cùng LSX đến với bài viết “Vi phạm về đăng ký khai tử theo quy định năm 2023 như thế nào?”.

Căn cứ pháp lý

Đăng ký khai tử nằm trong phạm vi nào?

Nội dung của sổ hộ tịch cần được quy định một cách cụ thể và rõ ràng. Sau đây là những nội dung xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:

  • Khai sinh;
  • Kết hôn;
  • Giám hộ;
  • Nhận cha, mẹ, con;
  • Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
  • Khai tử.

Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

  • Thay đổi quốc tịch;
  • Xác định cha, mẹ, con;
  • Xác định lại giới tính;
  • Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
  • đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
  • e) Công nhận giám hộ;
  • g) Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc đăng ký hộ tịch là gì?

Đối với mỗi lĩnh vực, mỗi phạm vi khác nhau nhà nước sẽ có những quy định, chính sách riêng. Đối với việc đăng ký hộ tịch cần thực hiện theo các nguyên tắc sau:

  • Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.
  • Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
  • Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật hộ tịch. Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.
  • Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
  • Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
  • Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch.

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký hộ tịch như sau:

Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:

  • Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
  • Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
  • Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 3 của Luật này;
  •  Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.

Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này:

  • Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này có yếu tố nước ngoài;
  • Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;
  • Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này.

Các quy định pháp luật về việc đăng ký khai tử như thế nào?

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.

Vi phạm về đăng ký khai tử
Vi phạm về đăng ký khai tử

Thủ tục đăng ký khai tử gồm các bước sau:

Bước 1: Đăng ký khai tử. Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.

Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:

  • Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;
  • Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;
  • Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;
  • Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;
  • Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.

Bước 2: Xác nhận hộ tịch.

Ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.

Công chức tư pháp – hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Vi phạm về đăng ký khai tử bị xử phạt như thế nào?

Như đã nói ở trên thì hiện nay vẫn còn có những hành vi vi phạm trong việc đăng ký khai tử. Có thể kể đến một số hành vi vi phạm như tẩy xóa giấy tờ, làm chứng sai sự thật, không làm thủ tục đăng ký khai tử,… Vậy pháp định quy định như thế nào về mức phạt đối với các hành vi này? Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm khai tử như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai tử.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Làm chứng sai sự thật cho người khác để đăng ký khai tử;
  • Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được đăng ký khai tử.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống;
  • Không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi;
  • Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến chủ đề “Vi phạm về đăng ký khai tử”. Ngoài ra, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn và đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm khai tử là gì?

Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm.

Vi phạm đăng ký khai tử phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nào?

– Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Cung cấp thông tin sai sự thật về đăng ký khai tử bị phạt bao nhiêu tiền?

Cung cấp thông tin sai sự thật về đăng ký khai tử bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm