Viên chức là một chức danh nghề nghiệp không còn quá xa lại với nhiều người. Để trở thành viên chức thì cá nhân phải đáp ứng được một số quy định. Trong đó có quy định về phân loại viên chức. Từ đây, nhiều người đặt ra thắc mắc như: Viên chức hạng 2 là gì? Điều kiện tuyển dụng viên chức mới nhất? Khi nào viên chức được chuyển sang công chức? Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này thì hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật viên chức 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của viên chức
- Luật cán bộ công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019
- Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
Viên chức là ai?
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (theo Điều 2 Luật Viên chức).
Trong đó:
– Vị trí việc làm: Là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (căn cứ Điều 7 Luật Viên chức).
– Đơn vị sự nghiệp công lập: Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước (theo Điều 9 Luật Viên chức).
– Chế độ hợp đồng: Hiện nay, viên chức được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc: Không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức, 02 loại hợp đồng này được quy định như sau:
- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian từ 12 – 60 tháng;
- Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
Như vậy, chỉ những đối tượng đáp ứng các điều kiện nêu trên thì được coi là viên chức.
Viên chức hạng 2 là gì?
Quy định trước đây
Trong giai đoạn trước đây, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, Chính phủ đã phân loại viên chức theo hai tiêu chí cụ thể như sau:
– Tại Điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, Chính phủ đã phân loại viên chức theo vị trí việc làm: Viên chức quản lý, viên chức không giữ chức vụ quản lý gồm những người chỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập;
– Tại Điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, Chính phủ đã phân loại viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong từng lĩnh vực hoạt động với các cấp độ từ cao xuống thấp: Hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV.
Quy định hiện nay
Cho đến giai đoạn hiện nay, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, Chính phủ đã thay đổi các tiêu chí phân loại viên chức hạng 1,2,3, như sau:
– Tại Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, Chính phủ đã phân loại viên chức theo chức trách, nhiệm vụ: Viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý.
– Tại Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, Chính phủ đã phân loại viên chức theo trình độ đào tạo: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp.
Chúng ta cũng có thể thấy, việc phân loại viên chức trong giai đoạn hiện nay đã không còn căn cứ vào hạng chức danh nghề nghiệp nữa. Theo đó, về chức danh nghề nghiệp của viên chức, khoản 2 Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP cũng đã nêu rõ:
Dựa vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp các chức danh nghề nghiệp mà các viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp loại từ cao xuống thấp với thứ tự như sau:
– Chức danh nghề nghiệp hạng I.
– Chức danh nghề nghiệp hạng II.
– Chức danh nghề nghiệp hạng III.
– Chức danh nghề nghiệp hạng IV.
– Chức danh nghề nghiệp hạng V (mới).
Chức danh nghề nghiệp hạng II quy định như thế nào?
Chức danh nghề nghiệp nghiệp hạng II được xét thăng hạng từ hạng 3 lên. Điều kiện thăng hạng 3 lên hạng 2 sẽ là:
- Đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức.
- Có năng lực chuyên môn theo quy định trong từng lĩnh vực.
- Có bằng cấp chuyên ngành phù hợp.
- Có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ theo thông tư mới nhất.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng II thuộc lĩnh vực hoạt động.
Ngoài ra điều kiện để thăng hạng 2 là các bạn phải tham gia đầy đủ khóa bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp. Được cấp chứng chỉ hạng 2.
Điều kiện tuyển dụng viên chức mới nhất
Căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức được tuyển dụng theo 02 hình thức: Thi tuyển hoặc xét tuyển.
Tuy nhiên, dù tuyển dụng theo phương thức nào thì người dự tuyển cũng phải đáp ứng điều kiện đăng ký dự tuyển nêu tại Điều 22 Luật Viên chức:
– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
– Từ đủ 18 tuổi trở lên. Riêng một số lĩnh vực như văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn 18 nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên và phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật (theo khoản 2 Điều 5 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP).
– Có đơn đăng ký dự tuyển;
– Có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
– Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
– Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không trái pháp luật và không phân biệt loại hình đào tạo.
Đáng chú ý: Theo Điều 4 Nghị định 115, trước mỗi kỳ tuyển dụng, việc quyết định hình thức và nội dung thi tuyển hay xét tuyển nằm trong nội dung kế hoạch tuyển dụng của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức.
Khi nào viên chức được chuyển sang công chức?
Theo khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập còn có thể được người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận vào làm công chức nếu đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm:
– Nếu không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời hạn thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật;
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có từ đủ 05 năm trở lên, tính từ thời điểm được tuyển dụng, không kể thời gian tập sự công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên (theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2019/TT-BNV).
Ngoài ra, tại khoản 11 Điều 1 Nghị định 161/2018, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập còn phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Vấn đề “Viên chức hạng 2 là gì?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về thủ tục ly hôn thuận tình vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Viên chức nghỉ việc được hưởng trợ cấp gì theo quy định
- Mã số thẻ cán bộ công chức viên chức là gì?
- Nên thi công chức hay viên chức năm 2022
- Tiêu chuẩn vé máy bay đi công tác của viên chức như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 115/2020/NĐ-CP: “Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng. Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 2 chức danh nghề nghiệp tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 3 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật”
a) Đang bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo hoặc khi được xét tuyển;
c) Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế.
Không chỉ viên chức được xét chuyển sang công chức mà ngược lại, công chức hoàn toàn có thể chuyển sang viên chức nếu đáp ứng các điều kiện để được tuyển dụng viên chức đã nêu ở trên: Có đơn đăng ký dự tuyển, có quốc tịch và cư trú tại Việt Nam, có lý lịch rõ ràng…