Vốn pháp định của ngân hàng là gì năm 2022?

bởi Thanh Loan
Vốn pháp định của ngân hàng là gì năm 2022?

Vốn pháp định được quy định là mức vốn tối thiểu cần phải có để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi thành lập doanh nghiệp các bạn cần phải nắm được các quy định về vốn pháp định đã quy định cụ thể với từng loại hình doanh nghiệp. Vậy cụ thể vốn pháp định của ngân hàng là gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X để tìm hiểu về vốn pháp định của ngân hàng nhé!

Căn cứ pháp lý

  •  Thông tư 195/2013/TT-BTC

Vốn pháp định là gì? 

Vốn pháp định là nguồn vốn tối thiểu cần phải có để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh sẽ có quy định về mức vốn pháp định khác nhau và do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định.

Để phân biệt nguồn vốn pháp định thì các bạn có thể căn cứ vào  một số đặc điểm cơ bản như sau:

Về phạm vi hoạt động:

Nguồn vốn pháp định không áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp mà chỉ quy định cho một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định, được nêu rõ trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTG ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Về đối tượng áp dụng:

Vốn pháp định được cấp đối với các chủ thể kinh doanh. Các chủ thể này bao gồm: các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, hộ kinh doanh gia đình…

Ý nghĩa pháp lý

Nguồn vốn pháp lý được quy định cụ thể nhằm giúp các công ty, doanh nghiệp có thể tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh được tốt hơn sau khi thành lập. Đồng thời, nguồn vốn pháp định còn có thể phòng ngừa được những rủi ro không đáng có xảy ra trong quá trình kinh doanh.

Thời điểm cấp giấy xác nhận vốn pháp định

Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp cho doanh nghiệp trước khi  cấp  giấy phép thành lập.

Vốn pháp định khác với vốn góp của các chủ sở hữu khác và với vốn kinh doanh

Theo quy định của pháp luật thì vốn pháp định thường nhỏ hơn hoặc bằng vốn góp, vốn kinh doanh. 

Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh cụ thể mà có những ngành chỉ cần đăng ký vốn pháp định là đã có thể kinh doanh, tuy nhiên, cũng có những ngành nghề ngoài việc đăng ký thì còn cần phải thực hiện ký quỹ. Việc ký quỹ này nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đảm bảo. 

Quy định về vốn pháp định tại Việt Nam

Hiện nay, vốn pháp định tại Việt Nam được quy định cụ thể đối với từng ngành nghề kinh doanh. Cụ thể như sau:

Ngành nghề kinh doanhVốn pháp định
Kinh doanh bất động sản (được quy định cụ thể trong Luật kinh doanh bất động sản 2014)20 tỷ đồng
Ngân hàng (được quy định tại Nghị định 10/2011/NĐ-CP )Ngân hàng thương mại nhà nước: vốn pháp định là 3000 tỷ đồng.
Ngân hàng liên doanh: vốn pháp định 3000 tỷ đồng.
Ngân hàng có 100% vốn nước ngoài:vốn pháp định là 3000 tỷ đồng.
Ngân hàng thương mại cổ phần: vốn pháp định 3000 tỷ đồng.
Chi nhánh của ngân hàng nước ngoài cần 15 triệu USD vốn pháp định.
Ngân hàng chính sách: vốn pháp định là 5000 tỷ đồng.
Ngân hàng phát triển: vốn pháp định 5000 tỷ đồng.
Ngân hàng đầu tư: vốn pháp định là 3000 tỷ đồng.
Ngân hàng hợp tác cần 3000 tỷ đồng vốn pháp định
Quỹ tín dụng nhân dân trung ương:vốn pháp định 3000 tỷ đồng
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: vốn pháp định là 0.1 tỷ đồng.
Kinh doanh tổ chức tín dụng phi thương mại (được quy định tại NĐ 10/2011/NĐ-CP)Đối với công ty tài chính: vốn pháp định là 500 tỷ đồng
Công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng
Kinh doanh hàng không chung (NĐ 76/2007/NĐ-CP)50 tỷ đồng
Kinh doanh cảng hàng không (Nghị định 83/2007/NĐ-CP)Cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ
Cảng hàng không nội địa: 30 tỷ
Kinh doanh dịch vụ hàng không (được quy định tại Nghị định 76/2007/NĐ-CP)Đối với dịch vụ vận chuyển nội địa
Khai thác từ 1 đến 10 máy bay, vốn pháp định là 200 tỷ đồng
Khai thác từ 10 đến 30 máy bay: vốn pháp định là 400 tỷ đồng
Khai thác nhiều hơn 30 máy bay, vốn pháp định là 500 tỷ đồng
Đối với dịch vụ vận chuyển quốc tế
Khai thác từ 1 đến 10 máy bay: vốn điều lệ là 500 tỷ đồng
Khai thác từ 10 đến 30 máy bay: vốn điều lệ là 800 tỷ đồng
Khai thác từ 30 máy bay trở lên, vốn điều lệ là trên 1000 tỷ đồng.
Kinh doanh bảo vệ (NĐ 52/2008 NĐ-CP)2 tỷ đồng
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ (104/2007/NĐ- CP)2 tỷ đồng
Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ( NĐ 126/2007/NĐ-CP)5 tỷ đồng
Kinh doanh dịch vụ kiểm toán (NĐ 17/2012/NĐ-CP)5 tỷ đồng
Kinh doanh ngành nghề sản xuất phim (NĐ 54/2010/NĐ-CP)1 tỷ đồng
Kinh doanh thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất (NĐ 25/2011/NĐ-CP)Đối với việc không sử dụng băng tần số vô tuyến điện , số thuê bao viễn thông:
Thiết lập mạng trong phạm vi 1 tỉnh, thành phố trực thuộc TW: 5 tỷ đồng
Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực: 30 tỷ đồng
Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc: 100 tỷ đồng
Kinh doanh viễn thông có sử dụng băng tần số vô tuyến điện và số thuê bao viễn thông.
Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực: vốn pháp định là 100 tỷ đồng.
Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc: vốn pháp định là 300 tỷ đồng.
Kinh doanh thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh (NĐ 25/2011/NĐ-CP)30 tỷ đồng
Kinh doanh thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất ( được quy định tại NĐ 25/2011/NĐ-CP)Đối với việc thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất có sử dụng kênh tần số vô tuyến điện: vốn pháp định là 20 tỷ đồng
Trong trường hợp không sử dụng băng tần số vô tuyến điện: vốn pháp định là 300 tỷ đồng
Có sử dụng băng tần số vô tuyến điện: vốn pháp định là 500 tỷ đồng.
Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe (Nghị định 73/2016/NĐ-CP)300 tỷ đồng
Kinh doanh bán lẻ theo hình thức đa cấp (NĐ 40/2018/NĐ-CP)10 tỷ đồng
Kinh doanh chứng khoán (NĐ 58/2012/NĐ-CP và NĐ 86/2016/NĐ-CP)Từ 10 đến 165 tỷ đồng

Vốn pháp định của ngân hàng là gì năm 2022?

Thành lập ngân hàng phải có vốn pháp định

Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.

Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.

Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD.

Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.

Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.

Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.

Vốn pháp định của ngân hàng là gì năm 2022?
Vốn pháp định của ngân hàng là gì năm 2022?

Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn 01 xã/thị trấn: 0,5 tỷ đồng.

Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn 01 phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.

Với những tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân), chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp phép thành lập và hoạt động trước ngày 15/01/2020 thì phải bảo đảm có vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định nêu trên từ ngày 15/01/2020.

Riêng quỹ tín dụng nhân dân được cấp phép thành lập và hoạt động trước ngày 15/01/2020 thì phải bảo đảm vốn điều lệ, giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định nêu trên chậm nhất vào ngày 30/6/2021.

Ngân hàng Nhà nước có mức vốn pháp định là bao nhiêu?

Ngày 18/12/2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 195/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông tư này hướng dẫn việc thực hiện chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước), bao gồm: Ngân hàng Nhà nước tại trung ương; các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; các văn phòng đại diện ở trong nước và ngoài nước; các đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước chưa thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Theo đó, mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Mục 1.1 Khoản 1 Điều 3 Thông tư 195/2013/TT-BTC. Cụ thể như sau:

Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là 10.000 (mười nghìn) tỷ đồng, được hình thành từ nguồn vốn hiện có (đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2012) và nguồn vốn được bổ sung theo quy định tại Điều 8 Chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg.

Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính xác định nguồn vốn hiện có đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cũng theo quy định này, Ngân hàng Nhà nước được sử dụng vốn pháp định để đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định. Việc đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.

Ngân hàng Nhà nước được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Như vậy, căn cứ quy định trên, từ tháng 3/2014, kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước có mức vốn pháp định là 10.000 (mười nghìn) tỷ đồng.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về; “Vốn pháp định của ngân hàng là gì năm 2022?”. Hi vọng sẽ cung cấp được những kiến thức bổ ích cho quý khách. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về tạm ngưng công ty, tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty, tuyên bố phá sản, gia hạn tạm ngừng kinh doanh…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP về mức vốn pháp định, cụ thể như sau:
1. Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.
2. Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.
3. Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.
4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD).
5. Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.
6. Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.
7. Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.
8. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn (sau đây gọi là xã): 0,5 tỷ đồng.
9. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.

Tổ chức tín dụng để được cấp giấy phép thì ít nhất vốn điều lệ phải bằng vốn pháp định?

Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định điều kiện cấp Giấy phép:
1. Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;

Không cần vốn pháp định khi kinh doanh bất động sản hay không?

Theo Khoản 2 Điều 75 Luật đầu tư 2020 (Có hiệu lực ngày 01/01/2021) sửa đổi một số điều của Luật kinh doanh bất động sản 2014 như sau:
Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật kinh doanh bất động sản 2014, cụ thể là:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm