Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ

bởi Vudinhha
Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ

Cùng là vốn góp nhưng Vốn pháp định và Vốn điều lệ là hai khái niệm khác nhau nhé. Để tránh nhầm lẫn, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X. 

Căn cứ:

  • Luật dân sự 2015
  • Luật doanh nghiệp 2014

Nội dung tư vấn

1. Sự giống nhau giữa vốn pháp định và vốn điều lệ là gì? 

Đặc điểm chung giữa “Vốn pháp định” và “Vốn điều lệ” thì chúng đều là phần vốn góp và thành viên, cổ đông đóng góp bằng tài sản của mình vào tài sản của doanh nghiệp để làm vốn kinh doanh. 

2. Sự khác nhau giữa vốn pháp định và vốn điều lệ là gì?  

Tuy cũng là vốn của doanh nghiệp nhưng bản chất của hai loại vốn này hoàn toàn khác nhau. Được thể hiện qua các tiêu chí sau: 

Tiêu chí

Vốn điều lệ

Vốn pháp định

Khái niệm Vốn điều lệ được hiểu đơn giản là một khoản vốn góp bằng tài sản của các thành viên hay cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một khoảng thời gian vào tài sản của công ty, và được ghi nhận tại điều lệ công ty. Vốn pháp định là một mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có trước khi tiến hành thành lập. Mức vốn tối thiểu sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Tùy vào tính chất, mức độ rủi ro của ngành nghề kinh doanh mà cơ quan có thẩm quyền ấn định mức vốn pháp định cụ thể
Thay đổi vốn Vốn điều lệ được phép thay đổi (tăng, giảm) theo quyết định của thành viên, cổ đông công ty theo quy định của pháp luật  Vốn pháp định là mức vốn cố định được doanh nghiệp tạo lập khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Ý nghĩa

Vốn điều lệ chính là mức giới hạn về trách nhiệm vật chất của chủ sở hữu khi tham gia vào quan hệ xã hội. Nghĩa là thành viên, cổ đông sẽ cùng nhau chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro bằng số vốn góp của mình vào vốn điều lệ của công ty. 

Nhằm đảm bảo khả năng thực tiễn thực hiện những ngành nghề kinh doanh có tính chất rủi ro cao cũng như bảo vệ quyền lợi của đối tác doanh nghiệp, mức vốn pháp định sẽ được xác nhận bằng biên bản của ngân hàng hoặc thực hiện ký quỹ theo quy định của pháp luật.

Về mức vốn

Không quy định về mức vốn tối thiểu hay tối đa đối với từng loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, tránh rủi ro cao về trách nhiệm vật chất, chủ sở hữu phải cân nhắc về việc kê khai vốn điều lệ. 

Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh riêng, cơ quan nhà nước quy định mức vốn pháp định cụ thể tại pháp luật chuyên ngành. 

Ví dụ: Vốn pháp định khi thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần là 3000 tỷ (quy định tại Luật tổ chức tín dụng) 

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm