Khi bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp; chắc chắn bạn cần phải nắm rõ các quy định về vốn. Nhưng khi nhắc đến “vốn pháp định” người ta sẽ hay nhầm với vốn điều lệ. Vậy thực chất vốn pháp định là gì? Hãy tham khảo bài viết này của Luật sư X nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Vốn pháp định là gì?
Vốn được hiểu là nguồn tiền, tài sản tham gia góp kinh doanh trong công ty. Pháp định được hiểu là quy định pháp luật về phần vốn đó.
Như vây, vốn pháp định là một điều kiện về mức vốn mà pháp luật quy định cho doanh nghiệp phải có trước khi tiến hành đăng ký kinh doanh. Mức vốn này sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định căn cứ vào tính chất, mức độ rủi ro của ngành nghề kinh doanh mà cơ quan có thẩm quyền ấn định mức vốn pháp định cụ thể.
Như vậy, đối với những ngành nghề pháp luật quy định về mức vốn pháp định, thì doanh nghiệp được thành lập với vốn điều lệ không được phép thấp hơn vốn pháp định. Quy định cụ thể về vốn pháp định về từng ngành nghề được quy định trong Luật doanh nghiệp và những văn bản pháp luật liên quan.
Tùy theo ngành nghề kinh doanh khác nhau mà mức vốn pháp định được đăng ký phải có giấy xác nhận bằng văn bản của ngân hàng; biên bản thỏa thuận góp vốn hoặc ký quỹ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ
Vốn điều lệ là khái niệm được quy định khá rõ ràng cụ như sau:
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, thành lập công ty hợp danh. Là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Theo đánh giá của tôi thì vốn pháp định là phiên bản nâng cấp của vốn điều lệ. Có nghĩa rằng khi thành lập công ty; doanh nghiệp phải kê khai một số vốn điều lệ (là tổng tài sản, tiền) mà các thành viên góp hoặc cam kết góp. Tuy nhiên đối với một số ngành kinh doanh đặc thù phía trên thì vốn điều lệ phải kê khai một con số theo điều kiện đăng ký kinh doanh; có nghĩa rằng vốn điều lệ lúc đó sẽ có quy định tối thiểu bao nhiêu để kinh doanh trong ngành hàng X. Khi đó vốn sẽ được gọi là vốn pháp định.
Quý khách có thể tham khảo thêm bài viết:
Video Luật sư chia sẻ về vốn pháp định
Hy vọng bài viết “Vốn pháp định là gì” hữu ích cho bạn!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ doanh nghiệp của Luật sư X: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Nếu CTCP hoàn trả một phần vốn góp; CTCP được giảm vốn khi mua lại cổ phần đã phát hành; các cổ đông không góp vốn đủ và đúng hàn thì sẽ được giảm vốn điều lệ CTCP.
Một số ngành nghề kinh doanh không cần vốn pháp định như: kinh doanh phân bón; kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu,; bảo hành, bảo dưỡng ô tô; kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt…
Bạn có thể hiểu: Vốn là điều kiện quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thể hiện tiềm lực kinh tế, tạo dựng niềm tin cho đối tác, nâng cao năng lực cạnh tranh; và uy tín với khách hàng của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh.
Vốn pháp định chỉ bắt buộc với những ngành nghề cụ thể mà pháp luật đã quy định. Như: ngân hàng, tài chính, công thương, kinh doanh vận chuyển hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không… Ngoài những ngành nghề này thì những ngành nghề khác sẽ không bắt buộc.