Vu khống là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều mà người loan truyền biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.Từ khái niệm đó ta có tình huống như sau:
Theo đó, khoảng 13h45 ngày 19-10, bà M. đang ngồi chơi với cháu ngoại, khi bà đi vào nhà lấy nước cho cháu uống thì nghe tiếng cháu khóc nên chạy lên và thấy cháu đang nằm dưới sân nhà khóc, cửa rào mở, nhìn ra bên ngoài thấy có người thanh niên chạy xe màu đỏ đi qua.
Bà M. nghĩ người thanh niên chạy xe màu đỏ “bắt cóc” cháu mình nhưng do bà chạy ra kịp nên anh ta bỏ đi. Bà M. bế cháu chạy ra ngoài đường đuổi theo nhưng người thanh niên chạy xe mất. Thấy người dân đi bộ đến nên bà nói cháu ngoại mới bị bắt cóc nhưng bà giữ lại được và la lên “báo động”.
Giải thích tại sao lúc đầu bà trình bày rằng người thanh niên vào nhà “bắt cóc” cháu bé và còn đánh bà? Bà M. cho biết “không có chuyện đó”, do suy nghĩ theo hướng cháu mình bị bắt cóc nên bà lo sợ, bà “nói thêm” cho nghiêm trọng, để công an khẩn trương làm rõ xem có người “bắt cóc” hay không.Vậy hành vi tự bịa đặt đó có thể cấu thành tội vu khống hay không?Dưới đây là vấn đề tư vấn của Luật sư X!