Hiên nay, anh trai tôi vừa tốt nghiệp xong ngành hoa tiêu của Trường đại học giao thông vận tải. Vì anh tôi tốt nghiệp bằng xuất sắc nên liền được tuyển vào làm hoa tiêu tập sự cho một công ty hàng hải xuất nhập khẩu lớn. Cả gia đình tôi vô cùng tự hào về anh. Tôi luôn tự nhủ mình phải cố gắng hơn và noi theo tấm gương của anh trai mình. Vậy theo quy định Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc là gì? Pháp luật quy định điều kiện để triển khai dịch vụ hoa tiêu hàng hải như thế nào? Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây. Hy vọng rằng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số: 70/2016/NĐ-CP
- Nghị định 147/2018/NĐ-CP
- Bộ luật hàng hải năm 2015
- Thông tư số 43/2018/TT- BGTVT
Khái niệm hoa tiêu hàng hải?
Tại Khoản 1 Điều 249 Bộ luật hàng hải năm 2015 quy định về hoa tiêu hàng hải như sau:
“1. Hoa tiêu hàng hải là người cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải. Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không miễn trách nhiệm chỉ huy tàu của thuyền trưởng.”
Hoa tiêu hàng hải được xác định là cá nhân, đạt đủ các tiêu chuẩn và được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của hoa tiêu hàng hải. Các cá nhân này đóng vai trò cố vấn cho thuyền trưởng về việc di chuyển của tàu sao cho phù hợp với điều kiện hàng hải ở các khu vực, vùng mà tàu đi qua. Hoa tiêu hàng hải do thuyền trưởng chọn để đi cùng tàu, do đó, chính trong thời gian dẫn tàu, hoa tiêu hàng hải thuộc quyền chỉ huy của thuyền trưởng tàu được dẫn, và thuyền trưởng cũng có quyền đình chỉ hoạt động của hoa tiêu đó và yêu cầu thay thế hoa tiêu hàng hải khác.
Hoa tiêu hàng hải là một chủ thể không thể thiếu đối với các vùng hoa tiêu bắt buộc. Hoa tiêu như một người chỉ đường cho thuyền trưởng, để thuyền trưởng biết được các điều kiện tại vùng biển mà họ đi qua từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn cho việc di chuyển tàu sao cho hợp lý. Hiện nay, theo quy định tại Thông tư số 43/2018/TT- BGTVT thì có tám vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc, tức các tàu thuyền phải có hoa tiêu hàng hải chỉ dẫn khi đi qua các vùng biển này.
Điều kiện hành nghề của hoa tiêu hàng hải đó chính là cá nhân là công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, đồng thời có chứng chỉ chuyên môn hoa tiêu hàng hải và chịu sự quản lý của một tổ chức hoa tiêu hàng hải. Trong quá trình dẫn tàu, thì hoa tiêu hàng hải chỉ được phép dẫn tàu trong vùng hoa tiêu hàng hải phù hợp với giấy chứng nhận vùng hoa tiêu hàng hải mà họ được cấp.
Khi thực hiện dẫn tàu, hoa tiêu có quyền và nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải riêng biệt. Cụ thể thì hoa tiêu hàng hải có quyền từ chối dẫn tàu khi thuyền trưởng cố ý không thực hiện chỉ dẫn, khuyến cáo hợp lý của hoa tiêu, khi từ chối dẫn tàu, hoa tiêu hàng hải đồng thời phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải và tổ chức hoa tiêu hàng hải biết về việc từ chối dẫn tàu đó. Trong suốt quá trình dẫn tàu, hoa tiêu hàng hải phải thường xuyên chỉ dẫn cho thuyền trưởng biết về điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu; khuyến cáo thuyền trưởng về các hành động không phù hợp với quy định bảo đảm an toàn hàng hải và quy định khác của pháp luật có liên quan. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của hoa tiêu hàng hải khi dẫn tàu, hoa tiêu là người am hiểu, có kiến thức cũng như kinh nghiệm về khu vực dẫn tàu, do đó, họ phải chỉ dẫn, đưa ra những khuyến cáo phù hợp để thuyền trưởng có thể di chuyển tàu một cách chính xác, tránh gặp tai nạn hoặc sự cố bất ngờ. Hoa tiêu cũng phải cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thực tế của tuyến dẫn tàu, cung cấp về các đặc tính điều động của tàu và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động hàng hải trên tuyến dẫn tàu.
Bên cạnh việc chỉ dẫn cho thuyền trưởng thì hoa tiêu hàng hải còn phải thực hiện việc thông báo cho Cảng vụ hàng hải về tình hình dẫn tàu của họ và phải thực hiện thông báo trong những trường hợp họ phát hiện được những thay đổi có tính chất nguy hiểm về hàng hải khi dẫn tàu. Hoa tiêu hàng hải phải thực hiện chăm chỉ, tháo vát nghĩa vụ của mình.
Hoa tiêu hàng hải thực hiện đầy đủ, chính xác lệnh điều động của Giám đốc Cảng vụ hàng hải và hoa tiêu hàng hải cũng không được gây khó khăn, sách nhiễu hoặc các hành vi tiêu cực khác đối với doanh nghiệp, tàu thuyền có yêu cầu cung cấp hoa tiêu. Đây là nghĩa vụ thuộc về phẩm chất và sự chuyên nghiệp của một hoa tiêu hàng hải. Do hoạt động của hoa tiêu hàng hải liên quan đến nhiều chủ thể như doanh nghiệp cung cấp hoa tiêu hàng hải, Cảng vụ hàng hải, chủ thể có yêu cầu cung cấp hoa tiêu, mà nếu các hoa tiêu hàng hải không thực hiện đúng theo yêu cầu, gây những khó khăn, sách nhiễu đến những chủ thể đó sẽ tạo ra sự bất mãn đối với các chủ thể còn lại và thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong nghề nghiệp của hoa tiêu.
Trong thời gian dẫn tàu hoa tiêu không được sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích bị cấm. Việc sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích bị cấm sẽ dẫn đến việc hoa tiêu không giữ được sự tỉnh táo, nhanh nhẹn để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ dẫn đường của mình. Việc dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải kết thúc sau khi tàu đã thả neo, cập cầu cảng, hoặc kết thúc khi tàu đến vị trí thỏa thuận an toàn hoặc kết thúc khi có hoa tiêu hàng hải khác thay thế. Hoa tiêu hàng hải chỉ được phép rời tàu khi có sự đồng ý của thuyền trưởng.
Dịch vụ hoa tiêu hàng hải
Dịch vụ hoa tiêu hàng hải là Dịch vụ dẫn tàu vận tải khi tàu ra vào cảng hoặc đang di chuyển trong vùng nước của cảng hay hành trình trong vùng nước có độ phức tạp nhằm đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền viên và hàng hóa trong quá trình vận chuyển đường biển. Mọi loại tàu biển không phân biệt quốc tịch, chủ sở hữu khi đến cảng đều được cung cấp dịch vụ hoa tiêu dẫn đường này.
Các loại Dịch vụ hoa tiêu hàng hải
– Hoa tiêu trong cảng: Là dẫn tàu trong vùng nước cảng biển gồm 2 bước: Dẫn tàu trên luồng (Pilot station) + Điều động tàu rời, cập cầu: Cung cấp Dịch vụ tư vấn và dẫn tàu trong vùng nước cảng hoặc khu vực hàng hải nhất định.
– Hoa tiêu trên biển: Là dẫn tàu vận tải trong các vùng biển ven bờ nằm trong lãnh hải của quốc gia ven biển nơi điều kiện hàng hải phức tạp.
Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc là gì?
Theo quy định của Pháp luật hiện hành, vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc là phần giới hạn trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi. Vùng này được xác định từ vùng đón trả hoa tiêu đến bến cảng, cầu cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng – sửa chữa tàu biển, cảng dầu khí ngoài khơi (và ngược lại). Khi di chuyển, tàu biển phải sử dụng hoa tiêu dẫn tàu theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam. Một vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc bao gồm một hoặc nhiều tuyến dẫn tàu.
Điều kiện để triển khai dịch vụ hoa tiêu hàng hải
Căn cứ theo quy định tại điều 18 Nghị định số: 70/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải và Khoản 12 Điều 2 Nghị định 147/2018/NĐ-CP Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải phải đáp ứng các điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất như sau:
– Người được giao phụ trách lĩnh vực cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải phải là hoa tiêu ngoại hạng.
– Có đủ số lượng hoa tiêu tối thiểu đã được cấp giấy chứng nhận vùng hoạt động phù hợp với tuyến dẫn tàu được giao. Việc xác định số lượng hoa tiêu tối thiểu các hạng và số lượng phương tiện tối thiểu để đưa, đón hoa tiêu được thực hiện như sau:
+ Số lượng hoa tiêu tối thiểu các hạng được tính căn cứ theo tuyến dẫn tàu, số lượng tàu và trọng tải tàu hoạt động trên tuyến trong 03 năm trước đó (đối với tuyến dẫn tàu mới mở thì số lượng hoa tiêu tối thiểu các hạng được tính căn cứ trên số lượng tàu và trọng tải tàu dự báo hoạt động trên tuyến đó trong 03 năm đầu tiên); số ngày làm việc tối đa hàng năm của người lao động theo quy định của pháp luật, số lượng hoa tiêu tối thiểu trên mỗi tuyến phải bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu dẫn tàu và tối thiểu 10% dự trữ trên tổng số hoa tiêu.
+ Số lượng phương tiện tối thiểu để đưa, đón hoa tiêu được xác định căn cứ vào số lượt tàu được dẫn hàng năm của doanh nghiệp hoa tiêu và điều kiện hàng hải tại khu vực dẫn tàu.
+ Cục Hàng hải Việt Nam công bố số lượng hoa tiêu tối thiểu các hạng và số lượng phương tiện tối thiểu để đưa, đón hoa tiêu của mỗi tuyến dẫn tàu; giao vùng hoa tiêu bắt buộc và tuyến dẫn tàu cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoa tiêu theo nguyên tắc một tuyến dẫn tàu chỉ do một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải đảm nhận.
Bên cạnh đó, Điều kiện về tổ chức và vốn của doanh nghiệp: “Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, do Nhà nước nắm giữ tối thiểu 75% vốn điều lệ.” (Nghị định số: 70/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải về điều kiện cung cấp Dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải).
Theo Nghị định số: 70/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải về điều kiện cung cấp Dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải vừa được Chính phủ ban hành cũng quy định về điều kiện cung cấp Dịch vụ thanh thải chướng ngại vật. Cụ thể, Doanh nghiệp cung cấp Dịch vụ thanh thải chướng ngại vật phải được thành lập theo quy định của pháp luật; khi thành lập phải có số vốn tối thiểu từ 5 tỷ đồng và duy trì suốt quá trình hoạt động; bảm đảm đủ phương tiện và trang thiết bị phù hợp để thanh thải chướng ngại vật và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
Ratraco Solutions với Dịch vụ chuyển hàng hóa đường biển, khách hàng sẽ nhận thấy rõ những điểm mạnh sau:
– Đáp ứng nhu cầu vận tải những mặt hàng đặc biệt: Với những tàu biển to dài, có khả năng chứa vài trăm Container lớn làm tăng khả năng vận tải các loại hàng hóa có khối lượng, kích thước lớn, cồng kềnh.
– Khai thác tối đa mọi nguồn lợi sẵn có: Thông qua hình thức vận tải biển, Dịch vụ vận tải hàng hóa của chúng tôi đã tận dụng và khai thác hiệu quả những tiềm lực vốn có ở các vùng biển, cảng biển.
– Là cầu nối giao thương mang tầm quốc tế: Vận tải hàng theo đường biển giúp mở ra thị trường buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các nước thuận lợi hơn. Không chỉ giới hạn ở phạm vi buôn bán trong nước mà còn mở rộng quy mô hoạt động ở nước ngoài.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc là gì“ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các chủ doanh nghiệp tư nhân nói chung và các chủ doanh nghiệp tư nhân đang là quý khách hàng của LSX nói riêng. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Sang tên sổ đỏ, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102
Có thể bạn quan tâm
- Trình tự thực hiện dự án nạo vét vùng nước cảng biển năm 2023
- Có giới hạn phạm vi hoạt động của các tàu cá trên vùng biển?
- Chủ tàu có được bán thức ăn và nước uống cho thuyền viên trên tàu biển không?
Câu hỏi thường gặp
heo Điều 247 – Chế độ hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
– Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; góp phần bảo vệ chủ quyền, thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia.
– Tàu thuyền Việt Nam và tàu thuyền nước ngoài khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam phải sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu và trả chi phí Dịch vụ hoa tiêu.
– Các trường hợp không bắt buộc phải sử dụng Dịch vụ hoa tiêu hàng hải:
Vùng hoa tiêu hàng hải không bắt buộc;
Tàu thuyền Việt Nam chở hành khách, chở dầu, khí hóa lỏng, xô hóa chất dưới 1.000 GT; các loại tàu thuyền khác của Việt Nam dưới 2.000 GT;
Tàu thuyền nước ngoài dưới 100 GT;
Tàu thuyền có thuyền trưởng là công dân Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận chuyên môn hoa tiêu hàng hải, giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải phù hợp với loại tàu thuyền và vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc mà tàu thuyền hoạt động được phép tự dẫn tàu.
– Thuyền trưởng của tàu thuyền quy định tại khoản 3 Điều này có thể yêu cầu hoa tiêu dẫn tàu (nếu cần thiết)
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số: 70/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải quy định:
– Hồ sơ đề nghị giao tuyến dẫn tàu bao gồm:
+ Văn bản đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Danh sách hoa tiêu kèm theo bản sao Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và bản sao Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải của từng hoa tiêu;
+ Bản kê khai, phương tiện đưa, đón hoa tiêu kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký của phương tiện đó.
+ Trình tự giao tuyến dẫn tàu:
+ Công ty hoa tiêu gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác theo quy định đến Cục Hàng hải Việt Nam;
+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn công ty hoa tiêu hoàn thiện lại hồ sơ;
+ Trường hợp nhận qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản gửi công ty hoa tiêu nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam xem xét thẩm định hồ sơ và xin ý kiến chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời cho công ty hoa tiêu;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam quyết định giao tuyến dẫn tàu cho công ty hoa tiêu.
– Hoa tiêu trong cảng (Harbor Port): Là dẫn tàu trong vùng nước cảng biển gồm 2 bước: Dẫn tàu trên luồng (Pilot station) + Điều động tàu rời, cập cầu: Cung cấp Dịch vụ tư vấn và dẫn tàu trong vùng nước cảng hoặc khu vực hàng hải nhất định.
– Hoa tiêu trên biển (Sea Pilot): Là dẫn tàu vận tải trong các vùng biển ven bờ nằm trong lãnh hải của quốc gia ven biển nơi điều kiện hàng hải phức tạp.