Chào Luật sư, tôi đã từng kết hôn và ly hôn bởi vì có một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Do vậy tôi đi làm ăn xa. Phiêu bạt ở nhiều nơi, Mới đây tôi có ý định kết hôn lần thứ hai. Tôi có tìm hiểu và được biết muốn kết hôn thì phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Luật sư có thể tư vấn hướng dẫn tôi viết giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người từng cư trú nhiều nơi như thế nào được không? Rất mong nhận được tư vấn của Luật sư.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài viết của LSX để hiểu rõ hơn nhé!
Căn cứ pháp lý
Xác nhận tình trạng hôn nhân là gì?
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hay còn gọi là giấy xác nhận tình trạng độc thân; là giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; để xác nhận tình trạng độc thân của công dân. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; tình trạng độc thân có thể sử dụng làm thủ tục kết hôn, hoặc làm thủ tục vay vốn, kinh doanh…
Giấy xác định tình trạng hôn nhân là giấy tờ có vai trò quan trọng trong việc xác định tình trạng; của một cá nhân đã kết hôn hay chưa kết hôn hoặc đã ly hôn. Một người là đang có vợ hay có chồng chưa; bởi nếu một người là đang có vợ hoặc có chồng thì không thể; tiếp tục đăng ký kết hôn với người khác. Điều này là vi phạm nguyên tắc hôn nhân 1 vợ 1 chồng; theo quy định của luật hôn nhân gia đình.
Xác nhận tình trạng hôn nhân cho người từng cư trú nhiều nơi như thế nào?
Khoản 4 Điều 22 Nghị định 123 quy định về thủ tục xác định tình trạng hôn nhân; cho người có nhiều nơi cứ trú như sau:
Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú; tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh; về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp – hộ tịch; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã; nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra; xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó
Theo hướng dẫn ghi Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; tại Điều 33 Thông tư 04/2020/TT-BTP, người đã qua nhiều nơi thường trú; khác nhau đề nghị xác nhận tình trạng hôn nhân tại nơi thường trú trước đây; thì ghi rõ về tình trạng hôn nhân của người đó tương ứng với thời gian cư trú.
Từ căn cứ này, có thể hiểu, người từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau có thể chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình bằng cách về các địa phương đã từng đăng ký thường trú để xin xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian thường trú tại địa phương đó.
Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, UBND cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho UBND cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.
Ngoài ra, theo Điều 4 Thông tư 04/2020/TT-BTP, trường hợp việc đăng ký hộ tịch cần xác minh
“Điều 4. Giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch khi không nhận được kết quả xác minh
Trường hợp việc đăng ký hộ tịch cần xác minh theo quy định tại khoản 4 Điều 22, khoản 2 Điều 26, khoản 2 Điều 27 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và khoản 4 Điều 9, khoản 1 Điều 12 Thông tư này, sau thời hạn 20 ngày kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu xác minh mà không nhận được văn bản trả lời, thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp tục giải quyết hồ sơ theo quy định. Đối với trường hợp xác minh về tình trạng hôn nhân thì cho phép người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.”
Theo đó, sau thời hạn 20 ngày kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu xác minh mà không nhận được văn bản trả lời, thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp tục giải quyết hồ sơ theo quy định. Đối với trường hợp xác minh về tình trạng hôn nhân thì cho phép người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình.
Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật. Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.
Như vậy, người có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân khi cư trú nhiều nơi có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Nếu không chứng minh được thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi người đó từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân. Quá thời hạn mà không có kết quả xác minh, người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân, chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan.
Thủ tục xin xác nhận tình trạng hôn nhân cho người từng cư trú nhiều nơi
Theo Điều 22 Nghị định 123/2015/ NĐ-CP; thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp tờ khai yêu cầu xác định tình trạng hôn nhân; theo mẫu được ban hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã/ Phường nơi đăng ký thường trú.
Trong trường hợp người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ/chồng, nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết, thì phải xuất trình trích lục về:
- Bản án/Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn.
- Bản sao Giấy chứng tử của vợ/chồng đã mất.
Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó
Bước 2: Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã cấp cho đương sự Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (theo mẫu quy định), hoặc yêu cầu xác minh tình trạng hôn nhân trước đó.
Video Luật sư đề cập đến vấn đề xác nhận tình trạng hôn nhân
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Xác nhận tình trạng hôn nhân cho người từng cư trú nhiều nơi” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra số mã số thuế cá nhân, xin đổi tên trong giấy khai sinh, công chứng tại nhà, tra cứu thông tin quy hoạch, giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh, mã số thuế cá nhân, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; LSX là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Tại sao cần có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để mua nhà?
- Hướng dẫn ghi giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chi tiết nhất
- Đơn xác nhận tình trạng hôn nhân – Tải xuống mẫu đơn mới nhất
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau:
“Điều 21. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Quy định tại Khoản 1 Điều này cũng được áp dụng để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu.”
Theo đó, ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Đối với công dân không có nơi thường trú thì có thể xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại UBND xã
Tại Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật cụ thể như sau:
“Điều 5. Trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật
1. Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.
2. Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.”