Hiện nay, các đối tượng phạm tội là những người thuộc độ tuổi dưới 18 tuổi ngày càng tăng. Ở lứa tuổi dưới 18 tuổi có những đối tuọng theo quy định chưa phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, khi xét xử người phạm tội dưới 18 tuổi sẽ có một số quy định khác so với xét xử tội phạm bình thường. Cùng Luật sư X tìm hiểu việc xét xử đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định năm 2022.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
Xét xử đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định
Căn cứ theo quy định tại Điều 423 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, xét xử đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:
1. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
2. Trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xử kín.
3. Phiên tòa xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi phải có mặt người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt, trừ trường hợp những người này vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
4. Việc xét hỏi, tranh luận với bị cáo, bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa được tiến hành phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của họ. Phòng xử án được bố trí thân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi.
5. Đối với vụ án có bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi, Hội đồng xét xử phải hạn chế việc tiếp xúc giữa bị hại, người làm chứng với bị cáo khi bị hại, người làm chứng trình bày lời khai tại phiên tòa. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hỏi bị hại, người làm chứng.
6. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối với bị cáo thì Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
7. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết việc xét xử vụ án có người dưới 18 tuổi của Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Những ai phải có mặt trong phiên tòa xét xử có bị cáo là người dưới 18 tuổi?
Căn Điều 8 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định việc tham gia phiên tòa của người đại diện, nhà trường, cơ quan, tổ chức như sau:
1. Những người sau đây phải có mặt tại phiên tòa theo quyết định của Tòa án:
a) Người đại diện của người dưới 18 tuổi;
b) Đại diện nhà trường nơi người dưới 18 tuổi học tập;
c) Đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người dưới 18 tuổi lao động, sinh hoạt.
2. Trường hợp những người được quy định tại khoản 1 Điều này vắng mặt lần thứ nhất hoặc vắng mặt lần thứ hai vì lý do bất khả kháng, do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa.
Trường hợp những người quy định tại khoản 1 Điều này vắng mặt lần thứ hai không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan nhưng để bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi thì Tòa án cũng có thể hoãn phiên tòa.
Những người được phép có mặt tại phiên tòa xét xử có bị cáo là người dưới 18 tuổi bao gồm: người đại diện của người dưới 18 tuổi; đại diện nhà trường nơi người dưới 18 tuổi học tập; đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người dưới 18 tuổi lao động, sinh hoạt.
Người dưới 18 tuổi giết người thì có được xét xử tại Phòng xét xử thân thiện không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử tại Phòng xét xử thân thiện như sau:
1. Những vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 4 của Thông tư này thì xét xử tại Phòng xét xử thân thiện.
2. Đối với các Tòa án chưa có Phòng xét xử thân thiện thì khi xét xử các vụ án quy định tại khoản 1 Điều này, phòng xử án phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi.
Theo Điều 4 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử tại Phòng xử án hình sự như sau:
1. Vụ án hình sự có bị cáo là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng.
2. Vụ án hình sự có bị cáo là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm một trong các tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 151, 168, 169, 170, 171, 248, 249, 250, 251, 252 và 299 của Bộ luật Hình sự.
3. Vụ án hình sự vừa có bị cáo là người dưới 18 tuổi vừa có bị cáo là người từ đủ 18 tuổi trở lên.
4. Vụ án hình sự mà bị cáo là người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác.
Tại Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định phân loại tội phạm như sau:
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Căn cứ Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội giết người như sau:
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
Với tội giết người dưới 16 tuổi thì theo quy định sẽ không được xét xử tại Phòng xét xử thân thiện.
Mời bạn xem thêm:
- Toà án vẫn tiến hành xét xử trong trường hợp nào?
- Xét xử công khai là gì theo quy định của pháp luật?
- Toà án nhân dân luôn xét xử công khai đúng hay sai?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Xét xử đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc vấn đề về các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bắt buộc phải đảm bảo có người bào chữa cho người dưới 18 tuổi trong giải quyết vụ án. Họ có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Trường hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi không có người bào chữa hoặc người đại diện của họ không lựa chọn người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chỉ định người bào chữa cho họ.
Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
Trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xử kín.
Phiên tòa xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi phải có mặt người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt, trừ trường hợp những người này vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.