Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản theo quy định 2022

bởi Ngọc Gấm
Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự một ai đó về Tội tham ô tài sản, theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017, người bị kiến nghị khởi tố phải thoả đủ các yếu tố về cấu thành Tội tham ô tài sản. Vậy theo quy định của pháp luật thì các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản được quy định như thế nào?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định về các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Quy định về nguyên tắc xử lý tội phạm tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 3 Bộ luật hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về nguyên tắc xử lý tội phạm tại Việt Nam như sau:

– Đối với người phạm tội:

  • Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
  • Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;
  • Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
  • Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;
  • Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;
  • Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;
  • Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.

– Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:

  • Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
  • Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;
  • Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
  • Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.

Quy định về phân loại tội phạm tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về khái niệm tội phạm như sau:

– Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

– Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Theo quy định tại Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về phân loại tội phạm như sau:

– Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

  • Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
  • Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
  • Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
  • Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

– Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật Hình sự.

Cấu thành tội phạm là gì?

Hiện nay pháp luật hình sự không quy định cấu thành tội phạm là gì. Nhưng theo các quy định của pháp luật ta có thể biết được, cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý được quy định trong Bộ luật Hình sự thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm.

Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản
Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản

Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản

Về mặt khách thể: Xâm phạm đến hoạt động đứng đăng của Bộ máy nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài sản đồng thời xâm phạm quan hệ sở hữu.

Về mặt chủ thể: Chủ thể đặc biệt. Là người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp quản lý tài sản.

Về mặt khách quan:

– Hành vi: Chiếm đoạt tài sản do mình quản lý. Biến tài sản quản lý thành tài sản cá nhân.

Đặc điểm tài sản bị chiếm đoạt:

  • Tài sản phải do người phạm tội quản lý một cách hợp pháp do cương vị công tác mang lại;
  • Tài sản bị chiếm đoạt là tài sản nhà nước của các cơ quan tổ chức.
  • Giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu nhưng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định.

Về thủ đoạn: Hết sức đa dạng và phức tạp (có thể sử dụng cả thủ đoạn gian dối).

  • Làm trái, làm không đúng với chức trách được giao;
  • Sử dụng vượt quá quyền hạn;

– Hậu quả: Chiếm đoạt tài sản do mình trực tiếp quản lý tài sản.

Về mặt chủ quan:

– Lỗi: Cố ý.

– Mục đích: Muốn chiếm đoạt tài sản do mình trực tiếp quản lý tài sản.

– Động cơ: Vụ lợi.

Quy định Tội tham ô tài sản trong Bộ luật Hình sự Việt Nam

Theo quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về Tội tham ô tài sản trong Bộ luật Hình sự Việt Nam được quy định như sau:

– Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Có tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng357 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
  • Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

– Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

– Ngoài ra người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều 353.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của Tội tham ô tài sản

Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

  • 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
  • 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
  • 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
  • 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Và theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Bộ luật hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự có nhắc đến như sau: Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật Hình sự; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật hình sự.

Như vậy thông qua quy định trên ta biết được thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của Tội tham ô tài sản như sau:

  • Khoản 1 Điều 353: 10 năm.
  • Khoản 2 Điều 353: 15 năm.
  • Khoản 3 và khoản 4 Điều 353: Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là những vấn đề liên quan đến Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản. LSX tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến giá đền bù đất, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho LSX thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Tội giả mạo trong công tác bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 359 Bộ luật hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về Tội nhận hối lộ bị xử phạt như sau:
– Hình phạt nhẹ nhất: Bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Hình phạt nặng nhất: Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
– Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 360 Bộ luật hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng bị xử phạt như sau:
– Hình phạt nhẹ nhất: Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
– Hình phạt nặng nhất: Bị bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
– Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 361 Bộ luật hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác bị xử phạt như sau:
– Hình phạt nhẹ nhất: Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Hình phạt nặng nhất: Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
– Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm